THU DƯỠNG PHẾ

Chủ nhật, 23/07/2023 14:24

THU DƯỠNG PHẾ

v2-3e02d49aac9359c982723c371aba92da_720w

  1. Uống nhiều nước hơn

Khí hậu khô hanh vào mùa thu khiến cơ thể con người mất nhiều nước. Để bù đắp kịp thời những mất mát này, hãy uống nhiều hơn ít nhất 500 ml nước mỗi ngày so với các mùa khác để duy trì độ ẩm bình thường của phổi và đường hô hấp. Nước cũng có thể “thu nhiếp” trực tiếp vào đường hô hấp bằng cách rót nước nóng vào cốc và hít bằng mũi ở miệng cốc, 10 phút mỗi lần, ngày 2-3 lần.

Ngoài việc uống nhiều nước, bạn cũng có thể ăn thêm canh để bổ sung nước. Hạt sen, khiếm thực, bong bóng cá, mật ong... có tác dụng tư âm nhuận phế, canh đường phèn ngân nhĩ, canh hoàng tinh thu lê, tuyết lê cao, canh bách hợp hạt sen, canh sơn dược hạt sen, canh khiếm thực sơn dược cũng có tác dụng dưỡng âm nhuận phế, cũng có thể ăn thường xuyên.

  1. Ẩm thực nhuận phế

Theo quan điểm của y học cổ truyển, bách hợp hay lê là những thực phẩm có tác dụng nhuận phế. Phế trong y học cổ truyền và y học hiện đạicó sự khác biệt nhau. Phế trong y học cổ truyền không chỉ đề cập đến một cơ quan, ví dụ trong y học cổ truyền cho rằng phế chủ hành thủy, nói một cách tổng quát hơn, nó có nghĩa là phế khí có chức năng thúc đẩy và điều tiết sự phân phối và bài tiết nước khắp cơ thể. Nhuận ở đây thường được hiểu là tư  nhuận.

Y học cổ truyền cho rằng phế là một tạng phủ vô cùng tinh tế, nhuận phế cũng có thể giúp cho phổi được khỏe hơn, vì vậy vào mùa thu nên ăn các thực phẩm có tác dụng nhuận phế như: bách hợp, củ mải, lê, củ cải trắng, củ mã thầy... những thực phẩm này rất có ích đối với sức khỏe của cơ thể.

  1. Giữ ấm cơ thể

Phổi nằm trong khoang ngực, các kinh mạch thông với họng và mũi. Hàn tà  có thể xâm nhập vào phổi thông qua miệng, mũi khiến cho phế khí không phát tán được, tân dịch ngưng kết, do đó gây ra các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh. Nếu lặp đi lặp lại nhiều lần có thể khiến khả năng miễn dịch của cơ thể suy giảm, hoặc gây viêm mũi mãn tính.

Mùa thu phế khí vượng, đây là mùa thích hợp cho việc dưỡng phế, nhưng nếu làm không tốt rất dễ làm tổn thương đến phổi. Vì vậy, đối với những người phổi kém, việc giữ ấm và bổ sung quần áo kịp thời là vô cùng quan trọng.

  1. Ngủ sớm dậy sớm

Người xưa nói: “Tảo ngoạ tảo khởi, dữ kê câu hưng” tức là ngủ sớm dậy sớm, thực dậy cùng gà đây là nguyên tắc giữ gìn sức khỏe chủ yếu trong mùa thu của người xưa. Dậy sớm là thuận ứng với sự thu liễm của dương khí, dậy sớm khiến cho phế khí được thư giãn. Do chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn nên cần bổ sung quần áo kịp thời theo sự thay đổi của thời tiết. Khi ngủ cần bảo vệ ngực và lưng, bởi vì du huyệt của các tạng đều hợp tại lưng, nếu như tà phong xâm nhập dễ cho chúng ta bị trúng phong hàn.

Ngoài ra, tĩnh tâm là cách dưỡng phổi tốt nhất. Bởi vì phổi là cơ quan hô hấp,  nơi dễ thấy nhất của những thay đổi cảm xúc là hơi thở ngắn và không đều. Vì vậy, hãy cố gắng thoải mái nhất có thể, đừng buồn sầu để tránh những sát khí không đáng có, để thích nghi với không khí thanh bình của mùa thu.

  1. Bấm huyệt

Mùa thu thuộc kim, chủ về phế, vào thời điểm thu phân cần chú ý bảo dưỡng phế khí, sau khi xoa mặt ngoài ngón tay cái của hai bàn tay vào nhau để cảm nhận hơi nóng, dùng mặt ngoài ngón tay cái xoa dọc theo sống mũi và hai bên cánh mũi lên xuống xoa bóp khoảng 60 lần, sau đó xoa bóp huyệt Nghênh Hương 20 lần, ngày 2 lần sớm tối để để thông mũi.

Ngồi trên ghế trước khi ngủ, hai đầu gối tách tự nhiên, hai tay đặt trên đùi, thân khép lại, hai mắt thả lỏng, ý giữ ở Đan Điền. Hít một hơi vào ngực, hai tay tạo thành nắm đấm rỗng, vỗ vào huyệt Đản Trung trên ngực hàng chục lần, có thể nhờ người nhà vỗ bằng lòng bàn tay từ dưới lên trên dọc sống lưng hai bên khoảng 10 phút, có thể sảng khoái khí trong lồng ngực, có tác dụng kiện phế, dưỡng phế.

  1. Tập luyện cới nước lạnh

Thực hiện đúng một số bài tập chống lạnh và tập một số bài tập vận động khí như leo núi, đi bộ, thái cực quyền, đạp xe, khiêu vũ,... Nhưng bài tập không nên quá căng thẳng để không đổ nhiều mồ hôi và tiêu hao tân dịch trong cơ thể. Luyện tập với nước lạnh có tác dụng nhất định phòng ngừa cảm mạo, sổ mũi, viêm phế quản, cho nên bình thường có thể dùng nước lạnh rửa mặt, chân, mũi, người sức khỏe tốt cũng có thể tắm nước lạnh. Vì vậy, thông thường bạn có thể rửa mặt, chân, mũi bằng nước lạnh, người khỏe mạnh cũng có thể tắm nước lạnh.

  1. Tập thở thường xuyên

Để dưỡng phế vào mùa thu, trước tiên chúng ta phải hít thở sâu hơn. Mỗi sáng thức dậy, đứng bên cửa sổ, hít không khí trong lành và thở ra không khí cũ trọc. Khi hít vào, phình bụng ra ngoài hết mức có thể, giữ yên ngực; khi thở ra, hóp bụng vào trong càng nhiều càng tốt, giữ cho ngực yên.

Hít thở sâu và chậm, thở bằng mũi, mỗi lần hít sâu 3-5 giây, nín thở 1 giây, sau đó thở ra từ từ 3-5 giây, nín thở 1 giây. Mỗi lần 5-15 phút, ngày tập 1 hoặc 2 lần.

  1. Cười thường xuyên giúp tuyên phế

Y học cổ truyền cho rằng: “thường tiếu tuyên phế” tức là cười nhiều giúp khai thông phổi. Cười có thể làm nở phổi và làm sạch trọc khí trong đường hô hấp. Khi một người cười, người ta có thể hấp thụ nhiều oxy hơn, và oxy đi khắp cơ thể cùng với máu, làm cho mọi tế bào trong cơ thể tràn đầy sức sống.

Những người bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch và bệnh nhân sau khi phẫu thuật không được cười to, cười lung tung một cách điên cuồng.

  1. Tản bộ sau bữa ăn.

Đi bộ, đặc biệt là đi bộ nhanh là vận động có khí, có thể làm tăng dung tích phổi. Y học cổ truyền cho rằng: phế chủ khí, khi công năng của phổi mạnh thì có thể thở ra khí đục và hít vào khí trong lành tốt hơn, khiến người ta sảng khoái.

Sau khi ăn tối 1-2 tiếng hàng ngày nên đi bộ chậm 10-15 phút. Sau đó tìm một nơi yên tĩnh tương đối thoáng đãng, đứng yên, thả lỏng toàn thân, hai mắt từ từ nhìn về phía trước, bước hai chân rộng bằng vai, chắp hai tay lại, đặt cách rốn khoảng 3cm, hóp bụng vào khi hít vào, sau đó từ từ thở ra để thư giãn. Luyện tập nửa tiếng mỗi ngày rất có ích cho sức khỏe của phổi.

  1.  Ăn ít cay nhiều chua

Chế độ ăn uống mùa thu cũng nên chú ý ít cay và nhiều chua. Nói cách khác, ăn ít thức ăn cay để ngăn ngừa phế hỏa đại thịnh quá mức. Y học cổ truyền cho rằng phế hỏa đại thịnh sẽ làm tổn thương chức năng gan. Vì vậy, ngoài việc ăn bớt cay mùa thu cũng cần tăng chua để tăng công năng của gan, chống lại sự xâm lấn của phế hỏa quá thịnh.

Theo nguyên tắc dinh dưỡng này trong y học cổ truyền, ta phải ăn ít thực phẩm cay như hành, gừng, tỏi, hẹ và ớt, và ăn nhiều trái cây và rau quả chua. Trái cây chua bao gồm táo, lựu, nho, bưởi, chanh, sơn tra, ...Tóm lại, vào mùa thu, ta  nên ăn nhiều đồ chua một cách hợp lý, để đạt được mục đích đồng thời dưỡng can và dưỡng phế.

VƯƠNG LONG HOA- VIỆT NAM CHÍNH NHẤT QUÁN

Ý kiến bạn đọc
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet