THẾ NÀO LÀ ĐẠO GIÁO KINH VẬN?

Thứ bảy, 24/09/2022 18:20

- Nhạc chương kinh vận thực chất là một loại ca từ của Đạo giáo, thường được thông qua các khúc nhạc được phối với kinh điển của Đạo giáo, đồng thời tiến hành diễn xướng trong các nghi lễ của Đạo giáo, là một phần quan trọng của âm nhạc Đạo giáo, nó không chỉ được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động khoa nghi khác nhau của Đạo giáo, mà còn hòa trộn với nhau, trở thành một chỉnh thể hữu cơ nhất định. Mặc dù ở đầu của mỗi kinh vận thường có tính độc lập tương đối, nhưng một khi được đặt trong các hoạt động của khoa nghi nó lại có kết cấu công năng của một loại hình thức chương tiết nhất định, điều này mở rộng hình thức biểu hiện bên ngoài của khoa nghi, đồng thời làm cho nội hàm hoạt động của khoa nghi trở nên phong phú và đa dạng.

道教进入宫廷,仪式音乐走高雅"人设",为何会在南宋转雅近俗? - 刷刷看小说网

- Đánh giá từ các dữ liệu lịch sử được biết từ xưa cho đến nay, kinh vận nhạc chương của Đạo giáo lần đầu tiên xuất hiện vào thời Bắc Ngụy. Trước đó, các kinh điển của Đạo giáo toàn bộ đều là các ẩn dụ và lối văn chương mang tính ví von, chỉ có thể niệm tụng, không có thể diễn xướng. Nhờ có Khấu Khiêm Chi cải cách Thiên Sư Đạo mà dần dần hình thành ra hệ thống âm nhạc đồ sộ của Đạo giáo như ngày nay. Trước tiên các kinh văn được tạo thành dưới các dạng thi phú hoặc vận văn, vì vậy nó đã tạo ra một vần điệu đều đặn, theo một mối quan hệ quy luật nhất định, mối quan hệ của 4 âm tiết trong văn tự, từ đó mà sản sinh ra các đặc tính âm nhạc nhất định. Trên cơ sở này, Khấu Khiêm Chi đã mô phỏng bắt chước theo hình thức kết cấu của âm nhạc tế lễ trong cung đình, cùng với một phần của giáo nghĩa giáo lý chế ước chế định đã xuất sinh ra một bộ kinh vận nhạc chương gọi là Vân Trung Âm Tụng Tân Khoa Chi Giới. Việc sản sinh ra kinh vận nhạc chương là một dấu hiệu quan trọng cho thấy Đạo giáo đã dần dần có xu hướng hoàn thiện khoa giới nghi phạm, nó có ý nghĩa tạo lên một thời đại, một kỷ nguyên trong lịch sử âm nhạc Đạo giáo.

Nhạc vận An Long Điện Thổ

- Mọi người ai cũng đều biết hoặc một lần đã từng nghe tới kinh văn của Đạo giáo, các bạn bè động Đạo có hiểu biết hơn thường biết ứng dụng nó trong các công phu công khóa sáng, một chức năng thường nhật của kinh vận là được sử dụng trong các công phu tảo vãn khóa. Kinh là văn tự, khi đó âm vận chính là âm luận, Đạo giáo thông qua quá trình tụng kinh, thường hay sử dụng các bộ gõ để làm nhạc khí đó cũng là một chất xúc tác đặc biệt dần dần hình thành nên nền tạng âm nhạc Đạo giáo.

- Kinh vận là một hình thức âm nhạc của Đạo giáo, mỗi một loại vận âm lại là một đại biểu cho một giai điệu khác nhau, và đó cũng là một kĩ năng cần phải làm quen và thuần thục đối với Đạo học Đạo giáo nhập môn.

- Tụng kinh không chỉ đơn thuần là tụng niệm các ngôn từ đơn thuần như mọi người thường nghĩ, mà khi tụng kinh có người phụ trách nhạc khí và có người phụ trách dẫn kinh, kết hợp với các đặc điểm của phương ngữ địa phương, trong quá trình phát triển, nhiều vần điệu của kinh vận đã được sản sinh, chẳng hạn như Giang- Triết Vận, Quảng Thành Vận, Thập Phương Vận, Tây Bắc Vận, Đông Bắc Vận... Vì cách phát âm và giai điệu của kinh vận khác nhau, cho nên không có lợi cho việc giao lưu và thảo luận của các Đạo hữu khắp nơi trong Đạo giáo, vậy nên trọng quá trình phát triển, các Đạo quán đã dần dần hình thành ra các kinh vận thông dụng, khiến cho mọi người dễ dàng chấp nhận và hiểu được kinh vận. Chẳng hạn như Thập Phương Vận.

- Kinh vận của Đạo giáo là một hình thức âm nhạc vô cùng quan trọng trong khoa phạm nghi thức của các tông phái, trên thực tế nó là sự phản ánh tư tưởng, ý thức văn hóa, lý tưởng truy cầu thẩm mỹ âm nhạc của người học. Kinh từ trong kinh vận, nội dung của nó tuân theo các niềm tin tôn giáo và được coi là chỉ nam tu hành như “Thức tâm kiến tính”, “Trừ tình khứ dục”, hòa cùng với các tín ngưỡng tông giáo như “Tính mệnh song tu”, “Thành tiên chứng chân”, trở thành một nguyên tắc cơ bản trong giáo nghĩa của “thanh tĩnh vô vi”, “tế thế lợi dân”, cho nên về hình thức và phương cách của ngôn từ thường có đặc điểm là ngôn ngữ trau chuốt tinh luyện, hình tượng sinh động, kết cấu hình thức thể hiện được phong cách đặc trưng, biểu hiện như phong thái của một vị Nho sĩ thanh tao tao nhã, thứ đến là kinh vận có vai trò khơi gợi không khí tôn giáo, cùng với vai trò kết xuất trong nội dung của pháp sự thông suốt một mạch từ đầu đến cuối của toàn bộ khoa nghi. Bởi vậy tất cả các khoa nghi đều có kết cấu vô cùng chặt chẽ, các giai điệu kinh vận cũng có những nét đặc sắc nhất định trong cách vận dụng, ứng dụng các khúc từ làn điệu, trong việc kết hợp các quy luật nhất định của kinh vận cũng có các quy tắc cơ bản. Ở một số cung quán cũng có các yêu cầu vô cùng nghiêm ngặt đối với Đạo chúng khi sử dụng âm nhạc trong khoa nghi thường dụng, một số Đạo sĩ trẻ khi mới bước chân vào tu Đạo đòi hỏi phải có thời gian và có sự lĩnh ngộ nhất định mới có thể nắm vững được những điều cốt yếu trong âm nhạc của khóa tụng, vì vậy trong Đạo môn cũng thường hay nói người mới tu Đạo thường ngày hay tiếp xúc với khoa nghi âm nhạc thì tối thiểu cần khoảng nửa năm tiếp xúc, mới có thể trở thành Đạo sĩ đảm đương tốt được nhiệm vụ của mình, không sợ bị nói là “Lâm lang chấn âm”. Ngày nay các bản nhạc của các cung quán Đạo giáo sử dụng thường là các bản nhạc mang hình thức kết cấu là bạn tấu, gian tấu, vĩ tấu. Tiết tấu nhịp điệu và phong cách có sử dụng và kết hợp các tính quy luật nhất định.

- Trước đây, các cung quán Đạo giáo chủ yếu thường dạy theo lối khẩu truyền tâm thụ, khiến cho âm nhạc trở nên có vẻ du dương tao nhã, mang một phong cách tổng thể, ngoài vẻ du dương tao nhã đó, nó còn mang nhiều nét giản dị sâu lắng, lại chứa đựng ý vị huyền bí thần mật. Âm nhạc trong các khóa tụng buổi sáng, buổi tối phản ánh một loại hình âm nhạc của Đạo giáo vô cùng thuần túy, từ đặc điểm tên gọi, hình thức, phong cách và bảo tồn các giai điệu truyền thống của âm nhạc Đạo giáo. Tất cả những điều này đều liên quan mật thiết đến đời sống tôn giáo vô cùng thanh tĩnh tự nhiên, đạm bạc trữ tình. Có thể thấy, đây là một phương thức kế thừa chặt chẽ, thống nhất cùng với việc tuân nghiêm ngặt với các quy tắc, giới luật rõ ràng, đã khiến cho việc truyền thụ âm nhạc của các tông phái Đạo giáo diễn ra một cách có trật tự không trở nên rối loạn.

Huyền Chí (Việt Nam Chính Nhất Quán)

Ý kiến bạn đọc
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet