Kị Mậu Và Tu Đạo

Thứ ba, 18/07/2023 14:30

Kị Mậu Và Tu Đạo 

1. Khái quát về kị Mậu

Kị Mậu là nói về ngày Mậu trong thiên can của âm lịch

Ngày Mậu có: Mậu Tý, Mậu Dần, Mậu Thìn, Mậu Ngọ, Mậu Thân, Mậu Tuất

Vào ngày Mậu Đạo giáo quy định không thể đốt hương, triều thần, tụng kinh, không được đánh chuông trống, làm trai tiếu. Dân gặp ngày Mậu không được động thổ, đàn bà con gái không được làm nước đục bẩn.

Trong kị Mậu hoang đản thuyết, rất gần gũi với các thuyết kị Mậu hoang đản của Đạo giáo. Trong thuyết này nói rằng: Dù cho Đạo giáo thường thường tự xưng là Đại Đạo, kì thực là không phải như vậy, bởi vì nội dung của Đạo giáo không phải là một chân lý phổ quát của tứ hải.

Ví dụ như các vị thần của Đạo giáo chỉ giới hạn trong các nhân vật cổ đại của Trung Quốc, các nhà tiên triết ngoại quốc không thể trở thành các vị thần của Đạo giáo hoặc rất ít (Chỉ giới hạn sau khi Phật giáo du nhập vào Trung Quốc, chẳng hạn như Quân Âm, Đẩu Mẫu...).

Lại như trong thanh quy giới luật của Đạo giáo, chỉ có thể ước thúc hạn chế các vị Đạo sĩ ở trong các cung quán Đạo giáo, nhưng nó không thể kìm hãm ước thúc tục dân và những người tin theo các tôn giáo khác. Những việc như thế này chỉ giới hạn trong một góc, chỉ quản lý những nhóm nhỏ, không thể trải dài ra ngoài tứ hải, và không tác dụng lên mọi vật, cho nên đương nhiên không thể xưng là Đại Đạo được. Phải chăng vì Đạo giáo quá nhiều cấm kị cho nên Đạo giáo không phát triển được?

Hiện nay ở một phần đông các Đạo quán vẫn còn thực hành quy tắc “Mậu bất triều chân”, “ Mậu bất động thổ” chẳng phải là còn lừa mình lừa người hay sao?

Chủ trương của Đạo giáo là phát triển tự thân, tất cần phải cải cách một cách triệt để. Phải chăng đầu tiên chúng ta phải cải cách những điều cấm kị không có cơ sở thực tế và những cấm kị không được chính sử ghi chép cụ thể. Cần phải cải cách các cấm kị không có cơ sở để những cấm kị đó dần dần mất đi và kị Mậu cũng là một trong số đó.

Đây là chủ trương hoang mậu hay bỏ mậu, vì chủ trương này, chưa thể lí giải được Đạo sinh ra con người, thiên địa vạn vật, cho nên trong và ngoài Tam giới Đạo là duy nhất Đạo là độc tôn.

Ở Trung Quốc người ta coi trọng Chính khí, cho nên Đạo giáo làm chủ và biển đổi nó, âm khí các phương nặng nề cho nên Phật giáo biến đổi nó. Vì vậy thánh nhân phải thiết giảo để dạy dỗ tục nhân. Chúng ta từng nghe, trời có 36 tầng, cao nhất là Đại La Thiên, thế nhân ai ai đều được quy hóa, kẻ làm điều thiện ắt hẳn sẽ được sinh lên cõi trời, người trí thiện ắt được vào thánh cảnh. Trong số người được nhập vào trong trung cảnh, kẻ tiểu thiện sẽ được nhập vào cõi sơ thiên. Ôi lên trời trời chẳng giống, đều do Đạo chẳng đồng. Chư thần do Ngọc Đế làm chủ, Đạo do Đạo tổ nắm giữ. Đạo hóa thành các tông giáo, Vô vi mà chẳng tranh giành. Các nước nhỏ ít dân thường an cư, lạc tục, dân sống sung túc. Các nước láng giềng lân bang sống với nhau hòa thuận, đây mới là thời đại hưng thịnh.

Nói một cách ngắn gọn, tất cả các quốc gia trên thế giới đều có tôn giáo riêng của mình nhằm để giáo hóa khai sáng, nhân dân các nước chỉ cần an phận thụ kỉ là đủ. Tiến thêm một bước nữa là những điều cấm kị không phù hợp với tinh thần tông giáo vốn có của mình dần dần đã được họ gỡ bỏ.mau-bat-trieu-chan

2. Cơ sở để kị Mậu đủ và đáng tin cậy?

Một là, Địa Mẫu Nương Nương:

Địa Mẫu trong Địa Mẫu kinh có yêu cầu rõ ràng về việc kị Mậu. Trong phần Hương tán của Đại Mẫu kinh có nói: “ Hương kết bảo triện. Địa Mẫu bảo hương. Kết truyền tuyên tam thập lục Mậu kị hoàn toàn. Phùng Mậu kị ngũ cốc phong thu niên. Quốc thái dân an. Phúc lộc thọ miên miên.”

Địa Mẫu kinh trong quyển thượng Địa Mẫu chân kinh nói rằng:

“ Nam nữ kị Mậu kính Địa Mẫu,

Vinh hoa phú quý vạn vạn xuân.

Xứ xứ lập đàn bả Mậu kị,

Địa Mẫu bảo mệnh cứu chúng sinh,

Phương phương lập đàn bả Mậu kị,

Địa Mẫu hoá sinh hiển hiền linh.”

Trong Địa Mẫu Kinh quyển hạ Địa Mẫu Diệu Kinh nói rằng:

“Nam nữ đại tiểu đô yếu kính,

Thành tâm yếu niệm Địa Mẫu kinh.

Khoái khoái thuyết lai khoái khoái truyền,

Nhãn tiền tựu thị phong thu niên.

Hoàng lạp bảo chúc thường cung hiến,

Mỗi nguyệt tam Mậu yếu kiền thành,

Chư phàm nhật kỳ đô vô kị,

Tam thập lục Mậu yếu kị toàn.

Lục trản minh đăng ngũ trụ hương,

Hoàng tiền bạch chỉ trà thuỷ thanh.

Nam nữ lập đàn phùng Mậu niệm,

Lập đàn kị Mậu giảng phân minh,

Tâm ký khẩu niệm thất thứ tụng,

Xứ xứ tự nhiên đắc thái bình.”

Nếu như không kị Mậu thì sẽ ra sao?

Địa Mẫu kinh cảnh thị rằng:

“ Nhược hoàn bất bả Địa Mẫu kính,

Ngũ cốc bất thu cật bất thành.

Nhược hoàn bất tín Địa Mẫu thoại,

Đại kiếp đại nạn hoạt bất thành.”

Địa Mẫu Nương Nương đặc biệt đề xuất, vào ngày Mậu phụ nữ không được làm bẩn đục nước.

Hai là, Vương Mẫu Nương Nương:

Tây Vương Mẫu khi thuyết giảng về Kị Mậu, coi Kị Mậu vô cùng quan trọng, gặp Mậu không được động thổ.

Trong Cửu thiên thần tiêu Mậu nhật cấm kị có chép rằng: Xưa vua Vũ Đế hiếu Đạo cầu tiên, vào ngày rằm tháng 7 đầu năm Nguyên Phong, cảm được lòng Tây Vương Mẫu ngài liền giáng lâm.

Vua hỏi rằng: các hạn trùng hoàng, thủy hạn của thế gian là từ đâu đến ?

Vương Mẫu nói rằng: tất cả chúng dân trong thiên hạ đều không biết trong bốn mùa, gặp phải lục Mậu chẳng được cày ruộng làm đất, chẳng được mạo phạm âm dương, phạm phải khiến cho thủy dịch một giọt không có, bách cốc chẳng được thu, dân gặp phải mất mùa nạn đói.

Vua hỏi: Mậu Kị quan trọng, vậy sao có thể nhương giải? Sao tránh được tai ương?

Vương Mẫu nói rằng: Mậu Kị quan trọng không có cách nào nhương giải. Không chỉ có nạn Hoàng Trùng Thủy Hạn mà còn bốn mùa nếu phạm phải sẽ gặp tai ương cho nên mới cấm. Ngày Mậu không được tưới phân, bón phân để tránh xúc phạm ô uế đất Địa linh, mùa xuân phạm Lục Mậu khiến cho con người thọ ngắn tuyết tự, động thổ phạm đế tinh; mùa hạ phạm lục Mậu khiến cho người mắt chẳng sáng, phi tai hoành họa tương xâm, động thổ phạm thổ phủ tinh thần; mùa thu phạm lục Mậu khiến người dễ gặp ôn hoàng thời bệnh, động thổ phạm phải ngũ nhạc tứ độc; mùa đông phạm lục Mậu khiến người dễ gặp quan phi khẩu thiệt, động thổ tức phạm phải thổ tắc hoàng xã. Vậy nên người nhân thế kính sợ trời đất, không phạm phải lục Mậu cấm kị, thì đắc thời được mùa mà y thực tự nhiên. Nói xong, Tây Vương Mẫu trong khoảnh khắc đã thăng lên thượng thiên.

Trong nữ thanh thiên luật có nói rằng: nếu pháp quan đạo sĩ đốt hương tụng kinh không kị ngày Mậu, chuông trống vang lên, tiến biểu thượng chương quan tấu tội gia thêm một bậc, người không phạm Kị Mậu công đức vô lượng.

Còn rất nhiều các kinh điển khác nói về Kị Mậu chẳng hạn như:

Động huyền linh bảo đạo học khoa nghi có nói: tế tửu thượng chương tránh Mậu Thìn, Mậu Tuất

Huyền đô luật văn có nói: Mậu Thìn, Mậu Tuất không được tụng kinh, lại nói nhập trị thượng chương tránh Mậu Thìn, Mậu Tuất

Trong vân cấp thất thiêm có nói: nếu gặp phải ngày Mậu Thìn, Mậu Tuất, Mậu Dần thì không nên triều chân, đạo gia kị ngày Thìn.

Ba là, lục Mậu là thời kì thiên địa tạo hóa:

Trong Bão Phác tử nói rằng: Lục Mậu là Mậu Tý, Mậu Dần, Mậu Thìn, Mậu Ngọ, Mậu Thân, Mậu Tuất. Sáu ngày này là thời kì thiên địa tạo hóa, đạo gia chỉ kị ngày Thìn. Thiên hạ gặp Mậu tất có thay đổi, xuất quân gặp Mậu tất bị thương, rắn gặp Mậu không đi, chim yến gặp Mậu không nhả dãi.

Bốn là phàm người tu Đạo tất nên kị Mậu

Trong Đạo Đức kinh nói rằng: “ Nhân pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên”. Người tu hành nên dựa vào sự quan sát mau lẹ của mình học theo tự nhiên mà hành xử, có những nơi các cung quán vẫn giữ nếp Kị Mậu, nhưng cũng có cung quán đã dần bỏ, việc theo hay không theo chẳng thể ép buộc, vật đổi sao dời, thời thế thế thời. Nếu còn giữ Kị Mậu thì nên treo Mậu bài mà thị chúng

Năm là nông dân Kị Mậu có thể được y thực tự nhiên, phúc thọ miên miên.

267503934_5450278434985443_5011560350223442764_n

3. Quan điểm kị mậu của thời nay.

Có một số người cho rằng việc tụng kinh làm pháp sự hoặc thượng chương tiến biểu vẫn tiến hành như bình thường không cần kiêng kị. Một số người cho rằng cần phải chú ý, trong ngày Mậu không được dùng đến pháp khí, không được tụng kinh, không được bái biểu thượng chương, đốt hương lễ thần và làm pháp sự.

Nếu cho rằng không thành vấn đề, thì có thể khắc ấn, có thể họa phù, có thể luyện tướng vào trong ngày Mậu. Thậm chí còn có người nói rằng Đạo pháp tự nhiên và cho đó chẳng qua là sự qua loa mà thôi, người ta cho rằng trời đất có đức hiếu sinh, Đạo pháp tự nhiên. Thần minh sẽ không trách cứ con người, chư vị tổ sư lại từ bi nên không chấp trước điều đó

Nếu một câu Đạo pháp tự nhiên có thể giải quyết được tất cả mọi vấn đề, thì những kinh điển trong mục Uy Nghi Loại và Giới Luật Loại của Đạo tạng có thể bị xóa bỏ hay chăng, cũng tùy duyên đúng không Đạo hữu, không nên quá chấp mê, nhưng cũng không phải xuề xòa mà bỏ qua mọi thứ

Việc coi trọng Mậu nhật, lấy tổ sư kinh điển làm duyên cơ, có kinh điển đề xuất không thể đốt hương kiến tiếu, không thể thượng chương tấu biểu cũng bởi có nguyên do. Nhưng ta thử hỏi tại sao lại có thể khắc được ấn vào ngày Mậu nhật, không thể nói rõ được duyên do của nó tại sao trong một ớm một chiều.

Ta thử hỏi Mậu bất triều chân là gì? Rất dễ hiểu bằng cách chúng ta có thể tự tra từ điển. “Mậu” là một trong những thiên can đại biểu của Thổ, “Bất” là một câu trả lười phủ định với ý nghĩa là không thể. “Triều” là chỉ việc vào thời cổ đại, thần tử gặp quân vương gọi là “Triều”, các tín đồ tông giáo tham bái cũng gọi là “Triều”. “Chân” là đại biểu cho tiên chân tổ sư của Đạo giáo. Bốn từ này sau khi được giải thích thì ý nghĩa của Mậu bất triều chân cũng rõ ràng hiển hiện trong nháy mắt. Mậu bất triều chân chính là vào ngày Mậu nhật không được triều bái tiên chân tổ sư. Ý nghĩa chỉ đơn giản vậy thôi. Mấu chốt của sự hiểu lầm thực sự của Mậu bất triều chân nằm ở cách hiểu và giải thích từ “Triều”.

Trong Mậu Kị cũng nói đến Minh Mậu và Ám Mậu.

Mậu nhật là vào ngày Mậu trong thiên can của âm lịch gặp phải Mậu Tý, Mậu Dần, Mậu Thìn, Mậu Ngọ, Mậu Thân, Mậu Tuất, đây là 6 ngày Mậu gọi là Lục Mậu hay cũng gọi là Minh Mậu. Bên cạnh Minh Mậu cũng có Ám Mậu, vào tháng Giêng ngày Mùi, tháng 2 ngày Tuất, tháng 3 ngày Thìn, tháng 4 ngày Dần, tháng 5 ngày Ngọ, tháng 6 ngày Tý, tháng 7 ngày Dậu, tháng 8 ngày Thân, tháng 9 ngày Tỵ, tháng 10 ngày Hợi, tháng 11 ngày Mão, tháng 12 ngày Sửu. Những ngày trên gọi là ngày Ám Mậu.

Nói về Mậu cấm, sau khi chúng ta tìm hiểu các điển tịch liên quan đến Đạo giáo, chúng ta phát hiện ra rằng ngoài việc các kinh thư cận đại đề cập đến Mậu bất triều chân, thì thực sự không có ghi chép nào về Mậu bất triều chân trong kinh thư cổ.

Những biểu hiện thuộc Triều khoa mang đến những tính chất của Mậu cấm có liên quan đến “Triều”, Mậu bất triều chân tuy phương thức biểu đạt của 4 chữ này không được các sách cổ nói rõ, nhưng ý nghĩa đã có. Nếu không quan điểm về Mậu bất triều chân sẽ không được đề xuất.

Khái niệm đề cập đến Mậu nhật cấm kị được các cuốn sách hiện đại tóm tắt rất nhiều trong Đạo giáo nghi phạm, khái niệm này được đề xuất bởi Đạo trưởng Mẫn Chí Đình. Trong nghi phạm của Đạo giáo cũng đề cập và giải thích ý nghĩa của Mậu bất triều chân. Tuy nhiên trong Đạo giáo nghi phạm, hầu hết các kinh sách được trích dẫn đều không được ghi chép trong Đạo tạng, mà chủ yếu là các kinh sách và khoa thư bên ngoài Đạo tạng, nhưng Mậu bất triều chân về cơ bản thể hiện ý nghĩa và quan điểm Mậu cấm trong Đạo tạng.

Cấm kị là một loại kính úy, hiểu được sự cấm kị không chỉ là sự kính sợ, mà còn là một loại niềm tin đúng đắn, chính kiến, chính tín, chính niệm và là con đường đi đúng đắn. Vậy nên Mậu kị thực sự cần thiết và quan trọng hay không nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố con người với vấn đề học Đạo, tu Đạo, hành Đạo là ba yếu tố quan trọng nhất.

Vương Long Hoa - Việt Nam Chính Nhất Quán

Ý kiến bạn đọc
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet