CHỮ SƯ VÀ VAI TRÒ NGƯỜI THẦY TRONG ĐẠO GIÁO

Thứ tư, 07/09/2022 11:07

 

Dưỡng sinh sống lâu trăm tuổi, Sách hoàng đế nội Kinh

Đạo go tiến hành giáo hóa Đạo thông qua vai trò của Sư - Thầy, hơn nữa mối quan hệ giữ Đạo và Sư rất mật thiết, cho nên Đạo giáo có rất nhiều cách giải thích về Sư - Thầy. 

1. Sư giả, hòa dã, chúng dã.

Câu này xuất phát từ trong Đạo Giáo Nghĩa Khu quyển 01 khi Mạnh pháp sư nói: “ sư giả, hòa dã, chúng dã”.

Hứa Thận trong Thuyết Văn Giải Tự có nói: Thầy của 2500 người vây quanh 4 vòng cũng là ý như vậy, từ đó có thể thấy bản nghĩa của Sư, chữ Sư này sau được sử dụng trong quân đội nhiều hơn. Thời cổ khi quân đội xuất chiến, trước tiên phải thổi nhịp, nghe âm thanh mà đoán cát hung, người thổi nhịp được gọi là Thái Sư. Trong Sử Kí Chính Nghĩa có nói: Khi đàn ông ra trận Thái Sư thổi nhịp, tiếng Thương tức là chiến thắng, quân sĩ mạnh mẽ, tiếng Giốc tức là quân đang rối loạn làm mất đi sĩ tâm, tiếng Cung tức là quân hòa chủ tốt đồng tâm, tiếng Chủy tức là tướng đang phẫn nộ quân sĩ đang mệt mỏi nhọc nhằn, tiếng Vũ tức là binh yếu thiếu uy lực. Trong Sử Ký có nói: do Thái Sư có thể phân biệt được Âm Dương, có thể phán đoán được thất hợp của sĩ chúng là linh hồn của quân đội, nên được gọi là Thái Sư. Trong những việc trọng đại của quốc gia Thái Sư có thể trở thành phụ bật, có thể đưa ra lời khuyên và hướng dẫn cho quân vương, về sau chức năng của Thái Sư không chỉ giới hạn về vấn đề quân sự mà dần dần hướng tới và dần dần trở thành nhà chỉ đạo mọi vấn đề đại sự của quốc gia, về sau phạm vi được mở rộng hơn, không còn giới hạn trong trốn cung đình vương quyền, mà lan dần ra bên ngoài tại chốn nhân gian, tất cả những người có thể kiến nghị và chỉ đạo đều tôn xưng là Sư - Thầy. Đây chính là nguồn gốc của chữ Sư - Thầy và được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay. Thuở ban đầu Đạo giáo là nhập thế, đạo sư lấy đạo thuật để trợ giúp đế vương trị lý thiên hạ và hòa hợp với dân chúng, chính vì vậy Sư cũng là hòa, cũng là chúng.

2. Sư giả, chính vị, hoàng thiên, thuần nhân, sử dã.

Câu này xuất phát trong Thái Bình Kinh.

Căn cứ theo lý luận Đạo gia, Đạo là chủ tể tối cao của vũ trụ, Sư với tự tính độc lập ở trên hay ngoại đạo đều có thể tồn tại, sư - thầy vốn đến từ Đạo. Trong văn hiến ban đầu của Đạo giáo, Thái Thượng Lão Quân được coi là hóa thân của Đạo, vào thời Đông Hán mạt trong Lão Tử Biến Hóa Kinh nói rằng: Lão Tử luôn luôn biến đổi thân hình, thác tử canh sinh, chu lưu tứ hải tiến hành giáo hóa Đạo, tùy thế phù trầm thoái tắc dương tinh, yếu tắc đế vương sư. Đến thời nam bắc triều Nguyên Thủy Thiên Tôn mới trở thành vị thần tối cao vô thượng được cho là hóa thân của đại Đạo, ngài có rất nhiều danh hiệu khác nhau như: Long Hán, Diên Khang, Xích Minh, Khai Hoàng, Thượng Hoàng....

Trong tiếp vận xuất thế độ nhân, trong nhất thiết diệu kinh ân nghĩa diệu môn có nói: Khi bắt đầu có thiên địa đó là lúc ban đầu của Long Hán, ta gọi là vô hình ở trong Ngọc Thanh cảnh, làm ra Đại Động Chân Kinh, hạ thế giáo hóa làm Vạn Thế Huyền Sư, vô thượng pháp vương. Đến thời Diên Khang ta gọi là Vô Danh hóa ra trong Thượng Thanh cảnh xuất ra Động Huyền Bảo Kinh, hạ thế giáo hóa làm tam giới y vương.... Ta đương nhiên độ hóa trước tiên là tiên chân ở trên trời, từ Thái Thượng Lão Quân, Thái Thượng Trượng Nhân đến Thiên Chân Hoàng Nhân, Ngũ Phương Thiên đế, lấy đó để dạy cho nhau, các tiên nhân độ biến mới có thể vươn ra thế nhân.

Lão tổ thiên sư, Khâu Khiêm Chi... Đều là những người trong thế nhân tiềm tâm tu Đạo làm cảm động cao thượng chân thiên giáng thế truyền thụ cho thần kinh bí Đạo mà có thể đắc được tiên chân, từ đó có tư cách truyền bá Đạo kinh khắp nhân gian, họ là những người kế thừa gánh vác việc giáo hóa Đạo giáo là các vị Sư-Thầy cực kì chân thực trong hiện thực. Họ thông qua lỗ lực kiến lập nên tổ chức của Đạo giáo và hệ thống giáo lý, giáo nghĩa kinh điển, khai triển giáo hóa Đạo. Trên có thể trợ giúp đế quân, cộng an thiên hạ, dưới có thể ban ân cho khắp cây cỏ vạn vật. Trời đất hoan hỷ đế vương trường du, giống như cầm sắt xướng nhạc không còn ưu tư lo lắng. Nên trong Thái Bình kinh hợp giáo có nói: Người thầy cũng chính là người thầy của hoàng thiên thần nhân.

3. Đạo là thầy của các bậc đế vương từ đời này sang đời khác.

Trong Chính Nhất Pháp Văn Thiên Sư Giáo Giới Khoa Kinh có nói: “Đạo là thầy của các bậc đế vương từ đời này sang đời khác”.

Vào thời kì sơ khai của Đạo giáo thủ lĩnh của tổ chức giáo đoàn được gọi là sư: Trương Giác được gọi là đại hiền lương sư, lão tổ Thiên Sư được gọi là người đứng đầu của các vị thiên sư, lại có tự sư là Trương Hành, hệ sư là Trương Lỗ... Chữ sư ở đây có khả năng bao hàm với ý chỉ là đế sư hoặc quân sư. Đế sư thời cổ như Khương Thượng, Trương Lương có khả năng tiếp lý âm dương, ngồi luận đạo có thể giúp vua kiến đức, cai trị đất nước và thiên hạ. Nhiệm vụ chủ yếu của sư trong thời kỳ Đạo giáo sơ khai không phải là truyền thụ giáo nghĩa kinh điển, mặc dù họ có sử dụng rất nhiều phương thuật để giúp đỡ nhân dân, nhưng mục đích chủ yếu của họ là trường sinh cửu thị, vì vậy nguyện vọng của họ là phụ quốc trị thế, do đó mục tiêu thực tế của họ rất rõ ràng. Mối quan hệ giữa họ với đồ chúng không chỉ là mối quan hệ sư đồ thông thường, mà còn mang sắc thái chính trị, mang tính chất của mối quan hệ giữa quan với dân.

Như Ngũ Đẩu Mễ Đạo vào thời kì sơ khai của Đạo giáo làm ví dụ:

Một là, nó đã thiết lập được 1 cơ cấu tổ chức mang tính chất tự trị, thông qua trị có 24 trị, trị này khác với các cung quán đời sau, trị cũng có nghĩa là trị lý, nó mang ý nghĩa thay quốc gia cai quản thiên hạ.

Hai là, đồ chúng không được gọi là đồ đệ, mà đc gọi là đạo dân, đạo dân vẫn dựa trên cơ bản là gia đình, thông thường là cả gia tộc gia nhập vào trong giáo đoàn, khi đó mọi sinh hoạt bình thường nhật của họ vẫn ở nguyên địa phương nơi họ sinh sống, mỗi năm chỉ có 3 lần quay trở về bản trị đó.

Ba là, Sư thông qua phương thức quản lý giống như một gia đình, chính thức đưa ra phương pháp quản lý thích hợp đối với đồ chúng, từ đạo dân đã dần dần kiến lập lên hộ tịch. Lục Tu Tĩnh trong Đạo Môn Khoa Lược có nói: “ lạc tử thượng sinh ẩn thực khẩu số, chính định doanh bộ”.

Bốn là, giữa Sư với đồ chúng có tồn tại mối quan hệ kinh tế, đồ chúng khi tu tất phải giao nạp tín mễ.

Tất cả những điều này chỉ ra mối quan hệ giữa Sư và đồ chúng của Đạo giáo thời kì sơ khai, đây không phải là mối quan hệ sư đồ thông thường, mà thực chất là tổ chức giáo đoàn mang tính chất tự trị minh hiền của tổ chức giáo đoàn.

Huyền Chí (Việt Nam Chính Nhất Quán)

Ý kiến bạn đọc
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet