​​​​​​​MẠN ĐÀM VỀ HÌNH ẢNH TÂY KIM VƯƠNG MẪU TRONG THẦN THOẠI VÀ HỌC THUYẾT QUỶ THẦN.

Thứ bảy, 20/08/2022 17:14

Vào thời kỳ viễn cổ, những người nguyên thủy đối với các hiện tượng phát sinh trong Đại tự nhiên như: mặt trời, mặt trăng, mống trời ráng trời… các vì sao, ao hồ sông biển, núi đá cát đất, hoa cỏ cây cối, sấm sét nước lửa, tối sáng gió mưa, họ không biết chúng phát sinh ra từ đâu, họ lo sợ trước những sức mạnh to lớn của tự nhiên, từ sự lo sợ này họ phát sinh ra sự kính trọng. Từ đó, nó cũng bắt đầu sinh ra tín ngưỡng đầu tiên của con người, tín ngưỡng mang tính cách “thần thoại”. Tín ngưỡng thần thoại này là tín ngưỡng về các vị thần, sự sợ hãi càng nhiều thì các vị thần càng lắm, phải kể đến như: Gió có Phong Thần, lửa có Hỏa Thần, nước có Thủy Thần…sau trở thành quan niệm muôn vật đều có thần linh cả


.20171124134358_1

Hình ảnh sùng bái thần lửa đã có xuất hiện từ thời nguyên thủy.

Quan niệm này là một bộ phận quan trọng trong đời sống sinh hoạt của người xưa. Quan niệm này đi cùng với tín ngưỡng “kính trọng các hiện tượng siêu tự nhiên”.

Thần linh thuở ban đầu, có tài biến hóa vô cùng, nghe mà không có tiếng, thấy mà không có hình, đi lại không tung tích.

Thời kỳ đó, người nguyên thủy sùng bái các Thần, không thấy các Thần ở chỗ thân thiết, mà là thấy các Thần ở chỗ đáng sợ.

Mong mỏi các Thần đừng giáng tai họa xuống cho họ, vậy nên những vị Thần của người xưa đa số là nửa người, nửa thú … hoặc hỗn hợp các loài đó với nhau, thành những quái vật không thể nghĩ bàn.


299193637_1016983898869224_1957342128975427548_n

Hình ảnh Tây Vương Mẫu với hình tượng nửa người nửa thú.

Rồi sự nhận thức của con người tăng dần, các vị Thần không còn là chỗ sợ hãi, là chỗ giáng tai họa cho người nữa, mà thay vào đó các vị thần trở nên hiền hòa gần gũi với con người, mang hình dáng của con người, con người có cái nhìn thân thiện hơn về các vị thần, họ bắt đầu cầu xin phúc huệ lợi lộc từ phía các thần. Chỉ trừ các “Ôn Thần” (thần gây bệnh dịch) đại đa số các vị thần đều là “Thần Bảo Hộ” cho con người. Do vậy, sự sùng bái thần dần dần được “Nhân Hình Hóa” (Hóa thành hình người) và tạo ra các hình tượng để thờ cúng.

Thời cổ đại, dân gian đã có sự lưu truyền việc sùng bái thần linh, tư tưởng và nghi lễ cúng tổ tiên. Từ sau khi Nho gia hưng khởi, đã nhấn mạnh đến các việc đề cao công đức của những người cứu nước cứu dân, những hành vi trung hiếu tiết nghĩa của các bậc cổ thánh tiên hiền, nói chung là những cống hiến đối với xã hội. Từ đó, phát triển một bước chuyển từ “Thần Linh” sang “Thần Minh” (thần cách hóa những người có công).

Đến khi có sự xuất hiện của Đạo giáo, với sự đề xướng tu tâm dưỡng mệnh, luyện đan, thổ nạp… Tín ngưỡng tôn sùng quỷ thần trong dân gian cộng với sự tu dưỡng, đã khiến cho thần thoại về các vị thần trở lên phong phú và đa dạng, có sự nhân cách hóa hình tượng của các vị thần. Khi đó các tiêu chí của một vị thần là: Thông minh, từ bi, chính trực. Theo tiêu chí đó đời sau các vị đế vương, các anh hùng, người có công với dân với nước cũng được người ta tôn xưng làm thần minh. Những câu truyện truyền kì về các vị thần ban phúc giáng họa nhân gian, trao kinh điển, dạy dân tu thân dưỡng tính cũng ngày càng phát triển, đây cũng chính là nguyên nhân những tín đồ tôn xưng một số vị thần tiên như là những vị sáng tổ cho một vài tông giáo của Đạo giáo.

299131389_1016983942202553_5755251865634387103_n

Tiệc Bàn Đào, cho thấy bà là một vị nữ tiên có vị trí vô cung quan trọng trong hệ thống thần tiên Đạo giáo.

Hình ảnh Tây Kim Vương Mẫu trong thần thoại là một chủ đề mang đầy mầu sắc tâm linh, mà nhân tháng 7 chúng tôi cũng xin nói về hình ảnh vị nữ tiên đệ nhất trong Đạo giáo này:

Trong phần Tây Sơn Kinh của Sơn Hải Kinh cũng nói: Phía tây ngọn núi Lỏa Mẫu 350 dặm, có ngọn núi tên Ngọc Sơn, là nơi cư trú của Tây Vương Mẫu. Tây Vương Mẫu có hình dáng như con người, có đuôi báo, nanh hổ, yêu thích gào thét, tóc bà xoã tung, trên đầu cài đồ trang sức bằng ngọc, chưởng quản bệnh dịch và ngũ tàn (5 thứ tai nạn làm tàn phế con người), sự tàn sát của các loài sinh vật trên thiên hạ. Ý nghĩa đoạn này nói rằng Tây Vương Mẫu là một con người đặc biệt nhìn giống như quái vật, có hình tướng uy mãnh, chưởng quản về các chứng bệnh ôn dịch và các tai nạn của con người.

Nhưng đến khi có sự xuất hiện Đạo giáo, hình ảnh Tây Vương Mẫu xuất hiện trong các thần thoại là một nữ thần phúc hậu hiền hòa.

Trong Hán Vũ Đế nội truyện, Tây Vương Mẫu được mô tả đeo một thanh kiếm gọi là Phân Cảnh, chính là bằng chứng cho thấy hình ảnh của Tây Vương Mẫu trong thời kì này vẫn còn là một nữ thần có hơi hướng chiến binh, uy phong lừng lẫy, dù bắt đầu đã có xu hướng mềm mại hóa bà.

298678101_1016984052202542_2978459103366996319_n

Hình ảnh Tây Vương Mẫu và Ma Cô được tạo hình như là một người phụ nữ hiền dịu, và xinh đẹp.

Trong sách "Hoài Nam tử" của Lưu An, có ghi lại câu chuyện giữa Hằng Nga và Hậu Nghệ, đã đề cập đến vai trò của thứ thuốc trường sinh và Tây Vương Mẫu là người nắm được bí mật của thứ thuốc ấy. Đây là tiền đề cho Đạo giáo thời Hán về sau, tín đồ Đạo giáo bắt đầu suy tôn Tây Vương Mẫu, địa vị của bà được tôn kính hơn hẳn.

Trong Đạo giáo, hình tượng Tây Vương Mẫu đặc biệt gắn đến về vấn đề trường sinh, từ một người quản việc chiến tranh, đến hình ảnh của người phụ nữ phúc hậu, liên quan đến thuật trường sinh bất lão, cho thấy được sự biến đổi hình tượng vô cùng to lớn, ảnh hưởng từ nhận thức của các tín đồ trong Đạo giáo.

Hình ảnh của Tây Vương Mẫu càng được thăng hoa hơn nữa khi, vào thời Đường có đạo sĩ Đỗ Quang Đình trong “Dung Thành Tập Liên Lục” viết: Kim Mẫu Nguyên Quân, bà là tinh túy của phương Tây, là cực tôn của Động Âm. Bà cùng Đông Vương Công được xem là thực hóa của Thiên Địa, Âm Dương của trời đất, hiệp trợ thiên địa tán tương dưỡng dục.

Tuy địa vị trong Đạo giáo của Tây Vương Mẫu đã định, song sự ảnh hưởng trong dân gian theo dần năm tháng cũng vơi đi. Trong hàng ngũ các nữ thần Trung Hoa, phía Nam nổi lên Nữ thần biển Thiên Hậu Thánh mẫu, phía Đông Bắc lại có Bích Hà Nguyên quân, các tín ngưỡng địa phương của hai vị nữ thần này ngày càng vượt xa so với Tây Vương Mẫu, đặc biệt nhất là Thiên Hậu Thánh mẫu - nữ thần biển có ảnh hưởng lớn trong tín ngưỡng người Hoa di cư.

Trong truyền thuyết dân gian thì Vương Mẫu Nương Nương cùng Ngọc Hoàng Thượng Đế kết làm vợ chồng như dưới trần gian có vua và hoàng hậu vậy. Trong truyện “Thiên tiên phối thì hai vị ấy sinh được bảy người con gái, trong đó người con gái út lén trốn xuống phàm trần, kết duyên cùng một đầu bếp nghèo tên Đổng Vĩnh. Ngoài ra, còn có chuyện hai vị có người cháu ngoại tên Chức Nữ, làm vợ của Ngưu Lang, dệt thành chuyện tình ướt át “Bắt cầu ô thước đêm mùng bảy tháng bảy” mà mọi người đều biết.

Hàng năm, đến ngày mười tám tháng bảy là ngày thánh đản của Vương Mẫu Nương Nương.

Có thể thấy từ tín ngưỡng tôn sùng quỷ thần cộng với các thuật tu thân dưỡng mệnh của Đạo giáo mà hình tượng các vị thần tiên đã có sự biến đổi vô cùng nhiều. Hình tượng cuối cùng của các vị thần cũng chính là sự đáp ứng về sự bảo hộ của các thần với con người, nó cũng nói lên những yêu cầu nội tâm, những nguyện vọng hoặc lý tưởng của con người, và từ đó nhờ đức tin con người có thể sống hòa hợp với tự nhiên…

Huyền Chí (Việt Nam Chính Nhất Quán)

Ý kiến bạn đọc
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet