LUẬN PHÁP TIẾN THOÁI VÀ LUẬN ĐẠO LUẬN ĐỨC

Thứ sáu, 28/07/2023 15:33

LUẬN PHÁP TIẾN THOÁI VÀ LUẬN ĐẠO LUẬN ĐỨC

275021269_5707419512604666_5021236254090771454_n

1. Luận pháp tiến thoái của Đạo

Có một vị học giả đến tham vấn Đạo với tổ sư, tổ sư lấy trà mà đãi, ngài rót trà vào chén, chén đã đầy nhưng ngài vẫn rót tiếp, nước tràn ra khỏi chiếc chén, vị học giả cuối cùng cũng nói:nước đã tràn rồi ngài đừng rót nữa.

Tổ sư nói với vị học giả: ngươi giống như cái chén này, chứa đầy những suy nghĩ và ý kiến riêng của ngươi, làm sao ta có thể nói cho ngươi mà chiếc chén nàyđã chưa cạn ?

Đây là câu chuyện rất đơn giản nhưng bí ẩn trong nó không thể nào diễn tả được. Một người đã bước chân vào thánh Đạo, nếu như kẻ đó không chút bỏ tất cả những gì đã học trên đời, không cắt đứt mọi loại tình cảm thì việc tu Đạo chỉ là lời nói suông. Có thể dễ dàng hư duyên mà lại bảo chân, nó không phải dễ dàng giống như tri thức học vấn thông thường mà có thể tự lĩnh ngộ được

Trong Đường thi có bài thơ:

“Sơn tăng bất giải số Giáp Tý

Nhất diệp lạc chi thiên hạ thu”

Bước vào cảnh giới này không hề dễ, nếu như không biết mùa thu là mùa thu thì chẳng phải tốt hơn hay sao.

Lão Tử nói: “Tuy trí đại mê”, “tuyệt học vô ưu”. Nói đến tuyệt học mục đích cuối cùng là vứt bỏ đi cái trí, sự khôn ngoan của thế tục được chia thành thiện và ác, thiện trí là Đạo của thường hữu, nó là một loại năng lượng của sinh mệnh, là cơ duyên sáng tạo ra thế giới. Còn ác trí mà dùng lừa dối sảo trá, cho dù từ trước đến nay có thể bao dung chấp nhận và tồn tại sự đối lập đối với thiện trí, thì cũng chỉ có thể nói là một loại tiểu trí. Nhưng về bản chất đó là một sự đại hồ đồ, một sự nhầm lẫn lớn mà sự nhầm lẫn này lại tiếp tục cho sự nhầm lẫn khác. Chỉ cần là trí tuệ của thế gian bất luận là tốt hay xấu, đối với Đạo thường vô mà nói đều là một loại mê muội mê tân khiến người khác khó hiểu và khiến họ khó có thể tỉnh táo, đương nhiên ác trí thì lại càng nguy hiểm hơn. Cho nên:

Sự quá phương chi bất thông minh

Hối thời hựu tại hồ đồ trung.

Cho dù ta có thể là người học hành tài giỏi, hay là nhân vật thiên tài e cũng khó thoát khỏi cái mê cung chốn sơn trùng thủy phục.

Trí tuệ của thế gian có được đều là do học được mà thành, tuyệt học chính là bỏ tất cả những điều trí toàn đã học, bỏ những suy nghĩ vẩn vơ, bỏ đi sự lo lắng.

Để từ bỏ đi cái trí thì cần ta hàng ngày phải làm cho cái chén kia trở nên trống không? Đạo hữu có hiểu như tôi vậy hay không?

Con đường tiến thoái này là con đường cần đi trong Đạo.

2. Luận Đạo luận Đức.

Đạo là quy luật hóa sinh ra vũ trụ vạn vật

Đức là pháp độ vận hành và tuân thủ của vạn vật

Luận Đạo luận Đức chẳng sách nào sánh bằng Đạo Đức Kinh của Lão Tử.

Đạo hữu hãy cùng tôi điểm qua cách Lão Tử luận Đạo:

“Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật.”

Tức là: Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh tam, tam sinh vạn vật.

“Hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh, tịch hề liêu hề, độc lập nhi bất cải. Chu hành nhi bất đãi. Khả dĩ vi thiên hạ mẫu. Ngô bất chi kì danh, tự chi viết Đạo, cưỡng vi chi danh viết đại. Đại viết thệ. Thệ viết viễn. Viễn viết phản. Cố Đạo đại, thiên đại, địa đại, vương diệc đại. Vực trung hữu tứ đại, nhi vương cư kì nhất yên. Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên.”

Tức là: có một vật hỗn độn mà nên sinh trước trời đất, yên lặng, trống không, đứng một mình mà chẳng thay, đi khắp nơi mà không mỏi có thể làm mẹ thiên hạ. Ta không biết tên, ta đặt tên là Đạo. Gượng gọi tên là lớn. Lớn là đi, đi là xa, xa là trở lại. Cho nên Đạo lớn, trời lớn, đất lớn, mà vua cũng lớn. Trong trời có bốn thứ lớn mà vua chỉ một. Người bắt trước đất, đất bắt trước trời, trời bắt trước Đạo, Đạo bắt trước tự nhiên.

Đạo chi vi vật, duy hoảng duy hốt. Hốt hề, hoảng hề, kỳ trung hữu tượng. Hoảng hề, hốt hề kỳ trung hữu vật; ảo hề minh hề, kỳ trung hữu tinh. Kỳ tinh thậm chân, kỳ trung hữu tín. Tự cổ cập kim, kỳ danh bất khứ, dĩ duyệt chúng phủ.”

Tức là: Đạo sinh ra muôn vật, hoảng hoảng hốt hốt nhưng trong vẫn có hình ảnh của Đạo. Hoảng hoảng hốt hốt nhưng trong vẫn có bản thể của Đạo. Mờ mịt nhưng trong vẫn có tinh hoa của Đạo. Tinh hoa ấy rất chân thực; trong lại có tín. Từ xưa đến nay, tên ngài vẫn đó, để bẩm sinh ra muôn vật.

“Đại Đạo phiếm hề, kỳ khả tả hữu. Vạn vật thị chi nhi sinh nhi bất tử. Công thành bất danh hữu. Ái dưỡng vạn vật nhi bất vi chủ. Thường vô dục khả danh ư tiểu, vạn vật qui chi nhi bất vi chủ, khả danh ư đại. Thị dĩ thánh nhân chung bất vi đại, cố năng thành kỳ đại.”

Tức là: Đại Đạo tràn lan bên phải, bên trái. Vạn vật nhờ Nó mà sinh, mà nó không nói gì. Nên việc rồi, không xưng là có. Thương yêu nuôi dưỡng muôn loài mà không làm chủ. Thường không ham muốn. Có thể gọi tên là nhỏ; Muôn vật theo về mà không làm chủ, nên có thể gọi tên là lớn.Thánh nhân suốt đời không cho mình là lớn, cho nên thành được việc lớn của mình.

“ Đạo thường vô vi nhi vô bất vi.”

Tức là Đạo thường không làm gì nhưng không gì không làm.

“Đạo giả vạn vật chi áo, thiện nhân chi bảo, bất thiện nhân chi sở bảo.”

Tức là: Đạo là chỗ ẩn náu của vạn vật, là vật quý của người tốt, là chỗ nương nhờ của người không tốt.

Khi Lão Tử Luận Đức:

“Đạo sinh chi, đức súc chi, vật hình chi, thế thành chi. Thị dĩ vạn vật mạc bất tôn Đạo nhi quí Đức. Đạo chi tôn, Đức chi quí, phù mạc chi mệnh, nhi thường tự nhiên. Cố Đạo sinh chi, Đức súc chi, trưởng chi, dục chi, thành chi, thục chi, dưỡng chi, phú chi, sinh nhi bất hữu, vi nhi bất thị, trưởng nhi bất tể, thị vị huyền đức.”

Tức là: Đạo sinh, Đức dưỡng, vật chất cho hình, hoàn cảnh tác thành muôn vật. Cho nên muôn vật đều tôn Đạo, quí Đức. Sự cao trọng của Đạo Đức chẳng nhờ ai ban, mà Đạo Đức tự nhiên vốn đã cao trọng. Cho nên Đạo sinh, Đức dưỡng, làm cho vạn vật lớn lên; dưỡng nuôi vạn vật, tác thành che chở vạn vật. Sinh vạn vật mà không nhận là của mình; làm mà không cậy công; làm cho lớn lên mà không đòi làm chủ, thế gọi là Đức nhiệm mầu.

“Khổng đức chi dung, duy Đạo thị tùng.”

Tức là: Dung nghi của bậc Đại đức, khuôn theo Đạo.

“Thượng Đức bất Đức, thị dĩ hữu Đức, hạ Đức bất thất Đức, thị dĩ vô Đức.”

Tức là: bậc đức cao coi thường tục đức, vì thế nên có đức. Người đức thấp nệ vào tục đức, vì thế nên không có đức.

“Tu chi ư thân, kỳ đức nãi chân. Tu chi ư gia, kỳ đức nãi dư. Tu chi ư hương, kỳ đức nãi trường. Tu chi ư quốc, kỳ đức nãi phong. Tu chi ư thiên hạ, kỳ đức nãi phổ.”

Tức là: nếu lấy Đạo tu thân, thì đức sẽ thực. Nếu lấy Đạo mà tu sửa gia đình, thì đức sẽ thừa. Nếu lấy Đạo mà tu sửa làng, đức sẽ phong thịnh. Nếu lấy Đạo tu sửa thiên hạ, đức sẽ phổ quát.

Khi Trang Tử luận về Đạo Đức:

Trong Nam Hoa Kinh - Đại Tông Sư có nói: Kìa Đạo thì có tình, có tin, không làm, không hiện, có thể nhận được mà không thể thấy được. Đạo thì tự bản tự căn, khi chưa có Trời Đất vốn đã tồn tại từ xưa. Nó làm ra các đấng thiêng liêng quỷ thần, cùng Thượng đế; Nó sinh ra Trời, Đất; Nó ở trước Thái Cực mà không xem là cao, ở dưới lục cực mà chẳng thấy là sâu; Nó sinh trước Trời Đất mà chẳng gọi là lâu, dài hơn Thượng Cổ mà chẳng gọi là già.

Trong thiên Nam Hoa Kinh- Thiên Địa có nói: Thuở thái sơ của Trời Đất thì đã có cái Vô. Cái Vô ấy không có tên, và là nơi phát sinh ra cái Một, nhưng cái Một ấy cũng chưa có hình. Khi mà vạn vật được cái Một ấy cái đó gọi là Đức.

Trong Lão Tử Chỉ Quy có nói: “ Thái thượng chi tượng mạc cao hồ Đạo Đức.”

Tức là phép tắc của Thái Thượng tuyệt không có gì cao hơn Đạo Đức.

Trong Lão Tử Tưởng Nhĩ Chú có nói: “Nhất giả, Đạo dã,…nhất tán hình vi khí, tụ hình vi Thái Thượng Lão Quân.”

Tức là một cũng là Đạo…một tán hình thành khí, tụ hình thành Thái Thượng Lão Quân.

Trong Thanh Tĩnh Kinh có nói: “ Ðại Ðạo vô hình sinh dục. Thiên Ðịa Ðại Ðạo vô tình vận hành nhật nguyệt. Ðại Ðạo vô danh , trưởng dưỡng vạn vật.”

Tức là: Đại Đạo vô hình thiên địa từ đó mà sinh ra, đại Đạo vô tình nhật nguyệt từ đó mà vận hành. Đại Đạo không có tên nhưng luôn nuôi dưỡng vạn vật.

Mối quan hệ giữa Đạo Đức và con người

Mối quan hệ của Đạo Đức là mối quan hệ xã hội đặc biệt do con người hình thành trong quá trình hoạt động Đạo Đức đó là mối quan hệ giữa người với người được hình thành trên nhiều cơ sở khác nhau, theo những quan niệm và nguyên tắc Đạo Đức nhất định được thể hiện thông qua các hoạt động và hành vi Đạo Đức của con người. Nó thâm nhập vào mọi quan hệ xã hội, tồn tại cụ thể giữa quan hệ cá nhân với người khác, giữa cá nhân với tập thể xã hội, giữa tập thể với tập thể nó thuộc quan hệ xã hội ý thức hệ do quan hệ xã hội vật chất quyết định, là hiện thân của lợi ích đặc biệt giữa cá nhân và xã hội. Mối quan hệ này vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan do các giá trị Đạo Đức của con người chi phối, nó duy trì dựa trên thiện và ác, dựa vào niềm tin nội tâm của con người, dư luận xã hội, sức mạnh của phong tục truyền thống, yêu cầu kỉ luật bản thân ở các mức độ khác nhau, sự hy sinh của bản thân khi mâu thuẫn với lợi ích cá nhân và lợi ích khác của xã hội.

Đạo như ta thấy là sự biểu hiện của vạn sự vạn vật, không có sự vật nào không có tính sinh trưởng hủy diệt của nó. Đạo và Đức tuy hai nhưng một.

VƯƠNG LONG HOA- VIỆT NAM CHÍNH NHẤT QUÁN

Ý kiến bạn đọc
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet