SINH MỆNH VÀ ĐẠO HỌC

Thứ sáu, 28/07/2023 15:20

SINH MỆNH VÀ ĐẠO HỌC

Có thể nói coi trọng sinh mệnh là chủ đề nhất quán của Đạo gia, Đạo giáo. Lão Tử người sang lập ra Đạo gia từng nhấn mạnh: “thị vị thâm căn cố đế, trường sinh cửu thị chi Đạo” tức là: ăn rễ sâu, mọc rễ chắc đó là Đạo trường sinh cửu thị. Đạo giáo sơ khai đã kế thừa tư tưởng này của Lão Tử và đồng thời biến đổi nhằm phát huy lên một tầm cao mới. Như trong Lão Tử Tưởng Nhĩ Chú đã thay đổi “Công nãi vương, vương nãi đại” trong Đạo Đức Kinh chuyển thành “Công nãi sinh, sinh nãi đại”, và xếp sinh liền với Đạo, thiên, địa, làm thành một trong vực trung tứ Đạo. Trong sách có nói “sinh, Đạo chị biệt thể dã” tức là sinh mệnh là một dạng khác của Đạo. Nhận thấy rằng sinh là biểu hiện hình thức của Đạo, và chủ chương học sinh, tức là học theo phương pháp trường sinh. Trong Thái Bình Kinh cũng nói đến pháp “ Thiên Đạo thiện ác hiếu sinh”. Chủ đề tư tưởng trong Độ Nhân Kinh là: “Tiên Đạo quý sinh, vô lượng độ nhân”. Điều này nhấn mạnh đến sự tiếp nối và trường tồn của sinh mệnh khiến cho Đạo giáo hình thành nên tông chỉ căn bản là tu Đạo thành tiên trường sinh bất tử. Đạo gia, Đạo giáo lấy học thuyết trung tâm là Đạo chú trọng đến sinh mệnh của thiên địa vạn vật và con người, chúng ta gọi đó là sinh mệnh Đạo học, nói một cách cụ thể là dựa trên ý thức sinh mệnh theo luận thuyết Đạo của Lão Tử, thông qua bảo dưỡng sinh mệnh để hiểu về thể Đạo, để quay về với Đạo, đạt được học thuyết lí luận của sinh mệnh bất hủ. Sinh mệnh Đạo học với hạch tâm là thể ngộ và thuyết minh giải thích, nó bao hàm những nội dung cụ thể về nhiều phương diện khác nhau, về con người và tự nhiên, con người với xã hội và con người với bản thân con người. Nó hướng đến một cuộc sống sinh mệnh không chỉ cam kết giải quyết các vấn đề an thân lập mệnh của con người mà còn nhấn mạnh sự chung sống hài hòa của vạn vật trong vũ trụ, truy cầu cảnh giới thiên địa nhân hợp nhất và cảnh giới tối cao của Đạo cảm thông.

nguon-goc-co-tuong-nhung-quan-diem1

1. Ý thức sinh mệnh và trọng Đạo quý sinh.

Chữ Đạo đã có từ thuở xa xưa, ban đầu vốn để chỉ con đường, sau này dần được mở rộng trở thành định hướng hành động và quy tắc ứng xử của con người. Lão Tử là người đầu tiên đã xây dựng nên hình ảnh Đạo trong bình diện triết học với ý nghĩa là nguồn gốc của vạn vật, trong Đạo Đức Kinh Đạo là nguồn gốc của vũ trụ, là bản tính của sự vật, là quy luật phát triển của sự vật. Trong triết học Lạo Tử thì Đạo vô thanh vô hình, vô danh vô trạng, tuy nhiên có tình có tín, lại có ở khắp mọi nơi, nó độc lập không thay đổi, chu hành không mệt mỏi nhưng cô độc tịch mịch, nó hóa sinh vạn vật, chí quý vô thượng, nhưng giỏi đối phó với những điều tiếp theo, công thành bất cư. Nhũng đặc điểm này của Đạo đã được Lão Tử miêu tả và sau này được các Đạo gia và các học giả Đạo giáo kế thừa, vì vậy tư tưởng trọng Đạo là một trong những đặc điểm quan trọng nhất trong Đạo học của chúng ta. Khi Đạo siêu hình được triển khai vào trong thực tại của vũ trụ thiên địa vạn vật, tư tưởng trọng Đạo cũng bắt nguồn từ lí luận quý sinh. Lão Tử nói “Thâm căn cố đế, trường sinh cửu thị chi Đạo” đó chính là Đạo dưỡng sinh. Trang Tử trong Dưỡng Sinh Chủ cũng nói rõ về Đạo dưỡng sinh như sau: “Ngô sinh dã hữu nhai, nhi tri dã vô nhai; dĩ hữu nhai tùy vô nhai, đãi dĩ ! Dĩ nhi vi tri giả, đãi nhi dĩ hĩ ! Vi thiện vô cận danh, vi ác vô cận hình, duyên đốc dĩ vi kinh, khả dĩ bảo thân, khả dĩ toàn sinh, khả dĩ dưỡng thân, khả dĩ tận niên” tức là: Đời ta có hạn mà tri thức thì không bờ. Lấy cái có hạn mà đuổi theo cái không bờ thì nguy. Đã biết nguy mà còn đuổi theo thì càng nguy hơn. Làm điều thiện không gần danh, làm điều ác không gần hình phạt, duyên đốc dĩ vi kinh, có thể giữ được thân mình, có thể bảo toàn được sinh mệnh, có thể phụng dưỡng được mẹ cha, có thể sống trọn tuổi trời. Ở đây “duyên đốc dĩ vi kinh” đề cập đến phương pháp dưỡng sinh thuận với tự nhiên. Ngược lại quý sinh của Đạo giáo đề cập trực tiếp đến thân thể, quý sinh có nghĩa là quý cái sinh tồn, quý cái dưỡng sinh nhằm truy cầu trường sinh cửu thị, đắc Đạo thành tiên mà trong đời sống luân lý, xã hội, tinh thần đều dựa trên tiền đề trường sinh hoặc giả thuyết hoạt trứ. Trong quan niệm Đạo giáo “Nhân các nhất sinh, bất tái sinh dã” do đó hoạt trứ là tiền đề của mọi sự sinh tồn “Tẩu ngã thân chi bất toàn, tuy cao quan trọng, kim ngọc thành sơn, nghiên diễm vạn kế, phi ngã sở hữu dã” theo cách hiểu này sinh mệnh hoặc hoạt trứ có ý nghĩa giá trị cao nhất trong Đạo giáo. Cái gọi là “sinh mệnh tối quý”, “sinh vi đệ nhất”, “nhân sinh sở quý giả sinh”, “hữu sinh tối linh giả nhân, nhân sinh chí trọng giả bệnh” đều vì nhân sinh tại thế tất cả mọi thứ đều là giả chỉ có cuộc sống tự tại của bản thân ta mới là tồn tại thực, mà con đường trường sinh chính là chí cực của Đạo. Truyền thống Đạo học coi trọng tư tưởng quý sinh ngoài ra còn chú ý đến một số đặc điểm nhu cầu:

Một là tư tưởng sinh đạo hợp nhất vì sinh và sinh mệnh có ý nghĩa giá trị cao nhất, nó có cùng địa vị tôn quý như Đạo. Lão Tử nói: “Thiên đạo vô thân. Thường dữ thiện nhân” tức là: Thiên đạo không thân ai, mà thường gia ân cho người lành. Người được gọi là thiện nhân không chỉ là người biết Đạo làm người mà còn là người biết nhiếp sinh.

Hai là nguyên tắc thân quốc nhất thể. Trong Đạo Đức Kinh Lão Tử cũng nói: “Cố quí dĩ thân vi thiên hạ, nhược khả ký thiên hạ. Ái dĩ thân vi thiên hạ, nhược khả thác thiên hạ.” Tức là: ai quí thiên hạ hơn thân mình, thì có thể đem thiên hạ giao phó cho, ai yêu thiên hạ hơn thân mình, thì có thể gửi gắm thiên hạ cho họ được. Theo quan điểm của Lão Tử, tu dưỡng thể chất và tinh thần và quản trị đất nước là nhất quán và đẳng lập, và hai nguyên tắc cơ bản giống nhau. Kể từ đó, tư tưởng về sự thân quốc đồng cấu, lí gia lí quốc không những được tiếp nối mà còn liên tục phát triển, trở thành một nét đặc trưng quan trọng của Đạo giáo.

Ba là chủ trương từ tâm ái vật. Sinh mệnh vốn được coi là giá trị cao nhất, mang tính khái quát trong Đạo giáo. Sinh mệnh không chỉ nói đến sinh mệnh của con người, cái gọi là sinh mệnh trong Đạo giáo bao hàm mọi tồn tại, mọi thứ đều thể hiện bản chất sinh mệnh của Đạo và Hóa. Vì vậy Cát Hồng trong Bão Phác Tử Nội Thiên có nói: “từ tâm vu vật, thử kỉ cập nhân,nhân đãi côn trùng”

2. Thể nghiệm sinh mệnh của ngộ Đạo và tu Đạo

So với vũ trụ vô tận, sinh mệnh của một cá thể thật sự ngắn ngủi, dù cuộc sống trên đời này có tươi đẹp và cao quý đến đâu thì cuộc sống chắc chắn sẽ đến hồi điêu linh kết thúc. Nhưng có những người với khát vọng tin theo trường sinh cửu thị xuất phát từ Đạo gia Đạo giáo, giống như Đào Hoàng Cảnh nói: “ Nhân sở quý giả, cái quý vi sinh” và ông nhận thấy rằng chỉ cần tiềm tâm tu Đạo thì có thể trở thành thần tiên.

Trong Lão Tử Hà Thượng Công chương cú- Vi Đạo Lục Thập Nhị có nói: “Tu Đạo tắc khả giải tử, miễn vu chúng tà”. Cát Hồng nhận thấy rằng, sau khi đắc Đạo thành tiên dẫu là ăn, ở, đi lại, quyền lực, địa vị, thậm chí là con cháu đều có thể được hưởng thụ một cách phi thường. Vì vậy tu Đạo đã trở thành kinh nghiệm sống của vô số người trong Đạo gia, Đạo giáo.

Đối với lịch đại Chân nhân cao sĩ đều có những kiến giải và các phương pháp cơ bản đối với thể Đạo và tu Đạo, trong đó có những nguyên tắc phổ biến hơn cả là:

Một là, thuận ứng tự nhiên.

Lão Tử nói: “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên” Tức là: người bắt trước đất, đất bắt trước trời, trời bắt trước Đạo, Đạo bắt trước tự nhiên. Theo quan điểm của Lão Tử sự sáng tạo của vũ trụ là kết quả của sự hóa sinh từ Đạo pháp tự nhiên, là một thành phần của vũ trụ con người muốn tồn tại và phát triển không ngừng thì phải thuận theo tự nhiên để có được nền tảng sinh tồn, phải bắt chước tự nhiên để có được nền tảng riêng của họ. Nguyên tắc của Đạo pháp tự nhiên được triển khai thành hành động thực tế của con người, hành động đó chính cần vô vi, chí hư cực, thủ tĩnh đốc, thủ nhu sứ.

Hai là, tiết dục thủ tâm.

Trong hiện thực sinh hoạt của con người luôn luôn bị cám dỗ bởi mọi thứ dục vọng, nếu như lo lắng và sợ hãi vì không thực hiện được bất cứ điều gì sẽ gây bất lợi rất lớn cho việc bảo dưỡng thân thể. Người biết tiết chế các dục vọng bên trong và bên ngoài đòi hỏi phải là người có nhân tâm đạt đến cảnh giới bình hòa tiến nhập vào trạng thái tinh thần hư tĩnh vô vi, tức là có thể giống như đại đồng và là một với Đạo.

Ba là, tính mệnh song tu.

Theo quan điểm của Đạo giáo, sự tồn tại của con người là một thể thống nhất giữa tính và mệnh, cho nên chỉ có dưỡng sinh tu Đạo với phương pháp tính mệnh song tu mới có thể kiến công. Mệnh là sự thống nhất giữa hình và khí, cho nên tu mệnh tức là bảo dưỡng thân hình. Vào thời kì đầu của Đạo giáo các phương pháp dưỡng sinh tu luyện thường là phục thực, hành khí, Đạo dẫn, điều nhiếp, tất cả đây đều thuộc về phương pháp tu mệnh. Tính tức là thần, cho nên tu tính tức là tu luyện tâm thần. Trang Tử nói đến hai phương pháp là tâm trai và tọa vong, trong Thái Bình Kinh đề xuất phương pháp thủ nhất, trong Thượng Thanh Phái đề xuất phương pháp tồn thần, tất cả đều thuộc phương pháp tu tính. Do tính và mệnh có mối quan hệ mật thiết không thể phân ly, cho nên trong tu mệnh có tu tính, trong tu tính có tu mệnh, các phương pháp khác nhau chỉ khác nhau ở sự bất đồng về điểm nhấn, và không có phương pháp tuyệt đối nào là chỉ tu tính hoặc chỉ tu mệnh.

Tu Đạo, ngộ Đạo của Đạo gia Đạo giáo không chỉ là sự truy cầu sự trường sinh cửu thị mà nó thường rất coi trọng thiên trường địa cửu của vũ trụ. Từ luận thuyết Tự Nhiên Vô Vi của Lão Tử đến Tề Vật Luận của Trang Tử quan điểm về tự nhiên của Đạo gia thời tiên Tần không trở nên vọng vi vọng tác mà được Đạo giáo phát triển và kế thừa. Đạo giáo khuyến khích con người phải biết từ tâm ái vật, phản phác quy Chân, sống giản dị thuận theo tự nhiên, có một cuộc sống sinh hoạt giản dị, điềm tĩnh, đạm bạc bởi vì tất cả từ hàm thức đến xúc sinh, cỏ cây hoa lá hay tảng đá đều có Đạo tính. Âm Phù Kinh nói: “Thiên sinh thiên sát Đạo chi lí dã. Thiên địa vạn vật chi Đạo, vạn vật nhân chi Đạo, nhân vạn vật chi Đạo. Tam Đạo kí nghi, tam tài kí an”. Trời đất người là sự tồn tại hỗ tương không thể tách rời, người chỉ có thể tuân theo những đức tính hiếu sinh của thiên Đạo để từ mẫn vạn vật, mới có thể đắc Đạo thành tiên. Như Cát Hồng nói trong Bão Pháp Tử nội thiên- Vi Chỉ: nếu một người tu Đạo có thể từ tâm với vật, đối với loài côn trùng cũng không lỡ ra tay thương sinh đây chính là làm việc có đức mà thụ phúc từ trời, cho nên làm việc gì tất cũng hoàn thành, cầu tiên ắt có hi vọng.

3. Sinh mệnh ý vị của sự quay trở về với Đạo.

Dù là tư tưởng trọng Đạo quý sinh hay là thểnghiệm tu Đạo ngộ Đạo, thì cuối cùng đều hướng tới mục tiêu trường sinh thành tiên, thiên địa hợp nhất hoặc trở về với Đạo. Đạo của Lão Tử không chỉ là đại biểu cho tính chất hay cốt cách của sinh mệnh mà còn là biểu thị cho lí tưởng của sinh mệnh. Đạo Đức Kinh nói: “Vạn vật tịnh tác, ngô dĩ quan phục. Phu vật vân vân, các phục kì căn. Qui căn viết tĩnh thị vịphục mệnh, phục mệnh viết thường.” Tức là: vạn vật đua sống, ta nhân đó xem chúng trở vềnguồn. Vạn vật trùng trùng trở về cội. Trở về cội rễ là tĩnh, tĩnh là phục mệnh, phục mệnh là trường cửu. Đạo là nguồn gốc của sinh mệnh, dòng chảy của sinh mệnh là dòng chảy của Đạo. Sinh mệnh là vô cùng vô tận dưới sự tác động của Đạo nhưng cuối cùng cũng phải trở về với bản thể của Đạo, chỉ khi quay về với Đạo mới có thể đạt đến cảnh giới sinh mệnh vĩnh hằng. Do đó, Đạo là sự thống nhất giữa thực tại và siêu việt, khi sinh mệnh quay về với Đạo nó cũng có được hình dạng sinh mệnh mang tính siêu việt của mình. Theo quan điểm của Trang Tử con người khi nhận ra và thực hiện được sự quay trở về với Đạo chính là Chân nhân, Thần nhân. Chân nhân hư tĩnh điềm đạm, tịch bạc vô vi, không có sự trì trệ, có khả năng làm cho thực tại của bản chân trong sinh mệnh trởnên “ tẫn kì sở thụ hồthiên” tức là kẻ đó đứng trên chưnhân, tức là kẻ đó sánh ngang với trời vậy, kẻ đó thoát khỏi mọi ràng buộc của tình cảm con người, kẻ đó là “thiên chi đồ” của nhân thế.

Hình tượng Chân nhân Thần nhân trong Trang Tử được người trong Đạo giáo cho đó là tâm trì thần vãng, và thay đổi hình tượng thần tiên thành Tông giáo nội hàm. Theo quan điểm của Đạo giáo thần tiên là người có Đạo, là hóa thân của Đạo, trong Thái Bình Kinh có nói: khi con người chưa biết tới thiên Đạo thì thường có nhân tai, đến khi con người đắc Đạo thì sẽtrởthành thần tiên. Thần ởtrên trời tùy nơi mà biến hóa, tức là làm cho vạn sựthay đổi thần thông biến hóa. Thần tiên của Đạo giáo siêu việt vượt qua được giới hạn của sinh tử, tựdo du hành thong dong trong cảnh giới của Đạo, biến hóa vô cùng, thần thông diệu dụng, vô cùng toàn năng. Hơn thế nữa hệthống thần tiên của Đạo giáo vô cùng rộng lớn và mở rộng, nó bao gồm nhiều vịtôn thần ởnhiều cấp độkhác nhau chẳng hạn như các vịtôn thần, các vịthần tiên phổthông, tổ sưChân nhân. Có rất nhiều thần chúng với nguồn gốc từ dân gian, trải qua quá trình từngười thường mà thành thần tiên. Trong Quan Doãn Tử thường nhắc tới Thánh nhân đó chính là hóa thân của các vịthần ởnhân gian, sở hữu những phẩm chất và năng lực bản lĩnh của thần tiên. Đối với con người ởtrong thế tục thường ham sống nhưng sợchết, muốn sống lâu mà không muốn chết, đó là khát vọng sinh tồn cốt yếu nhất của con người, trước những nghịch cảnh của cuộc sống và những khốn khó của xã hội, thần thông quảng đại của thần tiên là niềm khao khát tâm linh cơ bản nhất của con người đây là cơ sởtâm lý đểthần tiên trởthành tín ngưỡng, đồng thời nó trởthành động lực tích cực thúc đẩy con người tu Đạo, dẫn dắt con người nhận ra Đạo, ngộ Đạo và trở về với Đạo.

Không còn nghi ngờgì nữa sinh mệnh Đạo học không phải là một khái niệm hay một phạm trù hay một thay đổi mà nó chỉthểhiện sựquan tâm, sựtìm tòi của Đạo gia Đạo giáo đối với sinh mệnh, đồng thời nó cũng là đặc điểm lí luận và đóng góp thực tiễn quan trọng nhất của Đạo gia Đạo giáo. Nếu như nói Đạo tựnhiên vô vi của Lão Trang thời kì tiên Tần khiến cho con người có thểtránh được những tổn hại trong cuộc sống thì Đạo gia Hoàng Lão đã cung cấp các cơ sởlí thuyết cho giai cấp thống trị đểphục hồi và duy trì cuộc sống của xã hội đại chúng. Theo quan điểm của Đạo giáo, bảo dưỡng sinh mệnh không chỉ là tự thân ta đạt được kiện khang trường thọ mà còn cùng tồn tại hài hòa với thiên địa vạn vật. Trong Đạo giáo không chỉ có các kiến thức y học của các danh y cao Đạo mà còn có những tư tưởng dưỡng sinh của các dưỡng sinh kì sĩ cũng nhưnhững tư tưởng luân lí sinh thái phong phú. Đây đều là những thành phần quan trọng của sinh mệnh Đạo học và đóng góp quan trọng trong truyền thống y học, bảo kiện học, dưỡng sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái.

Trong xã hội ngày nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ sự phát triển của lực lượng sản xuất đã nâng cao mức sống của con người lên rất nhiều, tuổi thọ trung bình của con người cũng được kéo dài hơn nhưng sự tàn phá nghiêm trọng của môi trường và sự cạnh tranh gay gắt đểsinh tồn đã khiến nhân loại phải đối mặt với nhiều vấn đề về y tế mới như dịch bệnh và các bệnh tâm thần khác. Nếu nhưchúng ta có thểtriển khai nội hàm hợp lí của sinh mệnh Đạo học nhất định nó sẽ cung cấp một nơi đáng học hỏi cho việc nâng cao chất lượng sinh mệnh của con người hiện đại.

HUYỀN THỌ- VIỆT NAM CHÍNH NHẤT QUÁN

Ý kiến bạn đọc
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet