VĂN HÓA ĐẠO GIÁO- MỘT KHO TÀNG ĐỒ SỘ

Thứ tư, 07/09/2022 10:51

Văn hóa Đạo giáo huy hoàng huyến sán, bao la vạn tượng, nội dung của nó rất phức tạp và đa dạng bao gồm các khía cạnh khác nhau:

1. Thần học Đạo giáo

Bốc dịch là gì ? - Học viện lý số

Chiêm bốc, một trong những loại hình tín ngưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển của Đạo giáo

Trong những nội dung đa dạng và phức tạp của văn hóa Đạo giáo có một hạch tâm chính là tín ngưỡng thần tiên Đạo giáo, khiến cho Đạo giáo trở thành một tôn giáo thành thục, Đạo giáo có một bộ lí luận thần học riêng và mục tiêu tín ngưỡng tôn giáo có thể thu hút mọi người theo đuổi. Loại tín ngưỡng này chính là niềm tin khiến con người có thể thông qua nỗ lực truy cầu mà trở thành trường sinh bất tử, hoặc thần tiên có công năng quảng đại. Loại tín ngưỡng thần tiên này là hạch tâm của lí luận thần học do Đạo giáo xiển phát. Sản sinh vào thời sơ khai của Đạo giáo, tín ngưỡng thần tiên đã hình thành đồng thời Đạo giáo thời kì này đã tiếp thu nhiều triết học cổ, tôn giáo nguyên thủy, dưỡng sinh đoán luyện của người xưa được sử dụng để hình thành ra lí luận và hệ thống hành vi của tín ngưỡng thần tiên, đặt nền tảng cho sự phát triển thần học Đạo giáo. Dưới sức hút của thỏi nam châm tín ngưỡng thần tiên các tín đồ Đạo giáo đã tiến hành nhiều hoạt động khác nhau để hấp thu và sáng tạo kiến lập nên văn hóa riêng của mình, tạo ra một hệ thống văn hóa Đạo giáo phức tạp.

2. Luân lí Đạo giáo.

Tư tưởng luân lí Đạo Đức của Đạo giáo phản ánh các giáo quy giới luật của Đạo giáo. Các quan niệm luân lí Đạo Đức của Đạo giáo không chỉ tiếp thu quan niệm luân lí của Đạo gia mà đồng thời còn tiếp thu hai trường phái Nho giáo và Phật giáo, do đó nội dung của nó ngày càng trở nên phức tạp hơn. Trong số đó, ảnh hưởng đáng kể nhất đối với quan niệm luân lí Đạo giáo là tư tưởng tam cương ngũ thường lấy sự trung hiếu của Nho gia làm trục chính. Tuy nhiên khác với Nho giáo luân lí Đạo Đức của Đạo giáo chủ yếu được thực hiện bởi uy lực sức mạnh của thần linh. Đạo giáo một mặt hướng dẫn con người có ý thức tuân thủ theo luân lí Đạo Đức với mộng tưởng cao đẹp là trường sinh thành tiên, mặt khác là dùng uy lực sức mạnh của thần linh để thưởng thiện phạt ác, buộc mọi người phải tuân thủ luân lí Đạo Đức. Chính sự kết hợp giữa hướng dẫn tích cực và sự đe dọa tiêu cực khiến cho nó trở thành nguyên tắc luân lí Đạo Đức ảnh hưởng lớn cho sự phát sinh phát triển của xã hội. Ngoài ra các sách thiện thư của Đạo giáo khiến cho tư tưởng luân lí Đạo Đức của Đạo giáo được tập trung hơn hệ thống hơn và phổ biến hơn.

3. Triết học Đạo giáo.

Bậc thầy mưu trí Trang Tử chỉ dạy 9 chữ "Mắt không nhìn - Tai không nghe -  Tâm không nghĩ": Hiểu thấu trước năm 35 tuổi, ai ai cũng làm nên nghiệp lớn

Giấc mộng Trang Chu, một trong 4 câu truyện thể hiện triết lí vô vi của Đạo gia

Trong quá khứ Đạo giáo được coi là một Tông giáo dân gian phổ thông và cấp thấp, chỉ có vu thuật của phù thủy, trai giáo, khoa nghi chưa có nói tới triết học tư biện. Nhưng ngày nay hầu hết mọi người đều tin rằng Đạo giáo có nội dung triết học của nó. Triết học Đạo giáo phục vụ cho giáo nghĩa của mình, là cơ sở tư tưởng lí luận giáo lí giáo nghĩa, nói cách khác minh chứng triết học của giáo lí giáo nghĩa Đạo giáo chính là triết học Đạo giáo. Tư tưởng triết học Đạo giáo ngay từ thuở sơ khai đã xuất phát từ tư tưởng triết học Trung Quốc, chủ yếu là triết học Đạo gia. Đạo giáo đại lượng sử dụng rộng rãi các luận chứng lí tính của triết học Đạo gia, khiến cho tư tưởng Đạo giáo chứa đựng những nội dung triết học phong phú như thế giới quan, nhận thức luận, luân lí học, nhân sinh luận, là phạm vi cơ bản và cấu thành cơ bản của triết học Đạo gia. Trong số đó Đạo về thần tiên bất tử là phạm trù trung tâm của triết học Đạo gia, thần tiên tồn tại và người có thể thành thần tiên bất tử là những mệnh đề cơ bản, có luận chứng có căn cứ nội tại của việc không thành tiên, người thành tiên là khía cạnh quan trọng nhất trong hệ thống tư tưởng.

4. Đạo giáo kim đan thuật.

Thuật luyện đan thực sự có thể luyện ra vàng, nhưng không phải để làm giàu

Các thuật luyện đan được xuất hiện vô cùng sớm, trước khi Đạo giáo được hình thành

Kim đan thuật là một trong những phương thuật trọng yếu nhất của Đạo giáo bao gồm nội đan và ngoại đan. Ngoại đan tức là cách nói thông thường của thuật luyện đan còn gọi là ngoại đan hoàng bạch thuật. Ngoại đan chủ yếu lấy các nguyên liệu là diên(chì), hống( thủy ngân), lưu(lưu huỳnh) và các dược vật khác phối hợp với nhau rồi cho vào lò luyện, vận dụng quá trình phi, trìu, phục, phong, lâm để thiêu luyện, để chế thành tiên đan diệu dược có thể khiến con người trường sinh bất tử, vũ hóa đăng tiên, vì vậy các Đạo sĩ luôn dành cả cuộc đời mình cùng với tâm huyết để chế luyện. Tuy nhiên cuối cùng uống kim đan cũng không thể trường sinh bất lão nhưng trong quá trình luyện đan của Đạo sĩ nó bất ngờ lại thúc đẩy sự phát triển của khoa học cổ đại. Với sự suy tàn dần của thuật ngoại đan, thay vào đó là nội đan thuật lấy luyện dưỡng tinh khí thần của con người làm chính. Nội đan thuật đã kế thừa và tích hợp các phương pháp phục khí, thai tức, thủ nhất, tồn tư… Nó có ảnh hưởng rất lớn đến khí công sau này.

5. Đạo giáo với y học.

Kể từ khi bắt đầu hình thành ra Đạo giáo, Đạo giáo đã coi y thuật như một công cụ để truyền giáo tế thế, hơn nữa với việc kiến lập hệ thống lí luận thần tiên của Đạo giáo của các triều đại Ngụy Tấn, các giáo đồ Đạo giáo thậm chí còn coi y dược như một phương tiện bổ trợ cần thiết và tri thức cần thiết để họ truy cầu theo đuổi nhằm mong đạt được trường sinh. Tư tưởng của Đạo giáo trong y học lấy Đạo pháp tự nhiên làm lí luận chủ đạo, được tiếp tục phát triển, từ đó hình thành lên những đặc điểm vô cùng đặc sắc mang đậm chất Đạo giáo với tư tưởng y học nhân thế. Các nhà y học Đạo giáo đã trải qua thời kỳ dùng hoạt động thực tiễn trong việc chữa trị bệnh tật nhằm tế thế hành y, tích lũy nhiều kinh nghiệm phong phú về việc chữa bệnh, đồng thời phát minh ra các sáng kiến mới các công pháp mới có thể khiến cho cường thân kiện thể diên niên ích thọ, như: phòng trung thuật, phục thực, tịch cốc…

6. Đạo giáo văn nghệ.

Văn học nghệ thuật của Đạo giáo chính là các loại hình tác phẩm văn học nghệ thuật có chủ đề truyền bá giáo nghĩa giáo lí Đạo giáo, tư tưởng thần tiên trường sinh và phản ánh đời sống sinh hoạt Tông giáo. Văn học nghệ thuật có thể mở rộng ảnh hưởng xã hội của Đạo giáo, từ đó nâng cao chất lượng Tông giáo của Đạo giáo. Đổi lại ảnh hưởng của Đạo giáo vào tín ngưỡng thần tiên cũng có tác động to lớn đến sự phát triển của văn học nghệ thuật. Trong kinh sách Đạo giáo không chỉ bản thân một số kinh điển Đạo giáo là tác phẩm văn học, mà âm nhạc của Đạo giáo, kiến trúc cung quán, đồ tượng thần tiên… cũng đều có giá trị nghệ thuật rất cao. Trong số các tác phẩm văn học nghệ thuật, tác phẩm lấy nội dung là Đạo giáo và thần tiên thì có sức cuốn hút khôn lường, từ đó ta cũng có thể thấy mối quan hệ mật thiết giữa Đạo giáo và văn học nghệ thuật.

Huyền Thọ (Việt nam Chính Nhất Quán)

 

Ý kiến bạn đọc
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet