TU HÀNH VÀ ƯỚC NGUYỆN

Thứ sáu, 28/07/2023 09:25

TU HÀNH VÀ ƯỚC NGUYỆN

Đạo Tổ Lão Quân là nhà tư tưởng vĩ đại và là nhà triết học vĩ đại được thế giới công nhận. Đạo Đức Kinh được gọi là vạn kinh chi vương, là một cuốn sách nổi tiếng về độ sâu rộng, chính xác, đại diện cho trí tuệ cao nhất của văn minh Trung Quốc. Không chỉ ảnh hưởng đến sự tiến bộ của nền văn minh Trung Quốc hàng nghìn năm mà còn thu hút nhiều học giả phương Tây đến nghiên cứu. Đạo Đức Kinh diễn giải nguồn gốc sự huyền bí của thế giới và vũ trụ, bao hàm những quy luật tự nhiên của trời đất, lời nào trong đó ngôn từ nào trong đó cũng đúng. Thời gian trôi nhanh giống như con bạch mã lướt qua, quá trình tu hành chạy theo thời gian khiến cho ta nhớ rằng khi ta mới bắt đầu bước vào Đạo giáo, cái ta cần học và ta cần hiểu đó là từng con chữ trong Đạo đức kinh, dưới sự hướng dẫn của tôn sư mình ta dần học được nhiều thứ theo năm tháng. Hôm nay chúng ta sẽ chia sẻ với nhau về các ước nguyện tu hành trong đó chúng ta cần nói đến năm ước nguyện lớn nhất mà người tu hành cần đạt được.

281318065_5907224952624120_4490552059368986475_n

1. Nguyện thứ nhất: Đạo doanh tâm trung.

Cứu cánh của Đạo là gì?

Đạo ở đâu?

Trong Lão Tử Đạo Đức Kinh chương 25, Lão tử miêu tả Đạo như sau: “Hữu vật hỗn thành tiên thiên địa sinh, tịch hề liêu hề độc lập nhi bất cải, chu hành bất đái”. Tức là:có một vật hỗn độn mà nên, sinh trước trời đất, yên lặng trống không, đứng một mình mà chẳng thay, đi khắp nơi mà chẳng mỏi.

Theo quan điểm này, Đạo là một thế lực thần bí vận hành trong trời đất thiên địa tự nhiên, đồng thời cung cấp năng lượng cho vạn vật trong vũ trụ. Mặc dù Đạo có đặc điểm vô hình, vô tượng, vô danh, vô trạng nhưng Lão quân đã phơi bày mối liên hệ căn bản tương quan giữa Đạo với cuộc sống nhân loại, Đạo tuy mặc mặc vô ngôn nhưng lại đại ái vô tư, hóa sinh thiên địa được mở rộng thành quy tắc đạo đức của các dân tộc phương Đông. Chỉ bằng cách này, con người chúng ta mới có thể cống hiến quên mình và giúp đỡ người khác như thiên địa đại Đạo, chỉ bằng cách này tiến trình văn minh xã hội của chúng ta mới có thể tiếp tục phát triển, đổi mới và tiến lên một cách hài hòa.

Đại Đạo vô hình sinh dục thiên địa, đại Đạo vô tình vận hành nhật nguyệt, đại Đạo vô danh trưởng dưỡng vạn vật.

Đạo không thể nhìn thấy, không thể chạm vào, vậy nó ở đâu?

Trang Tử nói: “Đạo vô sở bất tại, kì tại hạ dã, Đạo tại ngõa bích”. Tức là Đạo có ở khắp mọi nơi, ở trên ở dưới, ngay cả trên miếng ngói bờ tường cũng có.

Theo quan điểm này, Đạo vô cùng khiêm tốn, bao dung, Đạo có một đức tính và phẩm chất tốt đẹp như nước, vì vậy mỗi người học Đạo chúng ta cần phải có một Đạo tâm bao dung, khiêm tốn và sử dụng Đạo tâm này để hướng dẫn chúng ta tiến về phía trước. Do đó Đạo ở trong lòng chúng ta.

Trong lòng mỗi người đều có Đạo, từ xưa đến nay những người giỏi thực hành Đạo là những người thường thuận theo tự nhiên, hòa nhập với đại Đạo, dung hòa với đại Đạo ở mức bình thường nhất. Lão quân trong Đạo đức kinh chương 15 có nói: “Cổ chi thiện vi sĩ giả, vi diệu huyền thông, thâm bất khả thức”. Tức là bậc hoàn thiện siêu vi, huyền diệu thâm thúy thông suốt, thâm thúy khôn lường.

Người học Đạo là người giỏi hiểu, là người có thể ngộ được tự nhiên chính là truyền những phẩm chất tốt đẹp của Đạo từ đời này sang đời khác. Ví dụ các hoạt động công lợi và từ thiện của chúng ta đang làm hiện nay là một hình thức tốt đẹp, nó mang đến những điều yêu thương dù nhỏ nhất cho những người đang cần nó. Những gì chúng ta thấy ở đây không chỉ là một hành động đơn thuần mà là một Đạo tâm hữu ái từ mẫn.

Giống như một con cá rời xa khỏi mặt nước, một người mất đi đạo đức và chết trong bệnh tật. Trong xã hội ngày càng đổi mới như hiện nay, chúng ta luôn phải tâm niệm không quên chí hướng rèn trước rèn sau. Đây chính là ý định ban đầu và cũng chính là Đạo tâm mà mỗi chúng ta cần phải tuân theo, chỉ có như vậy chúng ta mới có thể khiến cho cuộc sống của chúng ta tốt hơn và hướng cho cuộc sống của chúng ta trở về với cõi tịnh thổ dữ Đạo hợp chân. Chúng ta tu Đạo chính là phải giấu Đạo trong lòng, chỉ khi Đạo ở trong lòng chúng ta thì mới có thể trở thành người thành Đạo, mới không bị gọi là kẻ học Đạo, kẻ Đạo nhân học Đạo mới không vô ích.

2. Nguyện thứ hai: Bất nhiễm phàm trần.

Đạo sĩ tuy xuất gia nhập Đạo, tâm tuy đã giải thoát khỏi trần gian thế tục nhưng thân không rời trần gian thế tục mà luôn ở bên mỗi người học Đạo chúng ta. Xưa Lão Tử 81 tuổi mới hóa thân hạ giáng để cứu thế độ nhân, đó là một người bằng xương bằng thịt, trải qua những khổ đau của thế gian. Cái gọi là tùy phương thiết giáo, lịch kiếp độ nhân cũng giống như mỗi con người chúng ta ngày nay chỉ bằng cách hiểu sâu sắc và quan sát đời sống của nhân dân, chúng ta mới có thể giúp nhân dân giải quyết các vấn đề và giải thoát nhân dân khỏi khó khăn để có cuộc sống tốt hơn. Vì vậy, những người tu Đạo như chúng ta tuy sống trong các cung quán miếu vũ nhưng chúng ta không rời xa xã hội. Chúng ta có sứ mệnh do tổ sư giao phó, chúng ta cần phải sử dụng thế tục để tự tu luyện bản thân, phải làm nhiều việc thiện để đạt được công hành viên mãn. Đạo đức kinh có nói: “Chí hư cực, thủ tĩnh đốc, vạn vật tịnh tác, ngô dĩ quan kì phục”. Tức là hư không cùng cực, hết sức yên tĩnh, vạn vật đua sống, ta nhân đó xem chúng trở về nguồn.

Chí hư cực đòi hỏi chúng ta phải trong sạch về thân tâm, chúng ta phải bớt đi cái ích kỉ ham muốn trong sinh hoạt thường ngày; thủ tĩnh đốc chính là giữ sự giản dị của lòng mình, tuân thủ theo đạo đức mà không vượt quá giới hạn trong bất kì hoàn cảnh nào. Lão quân dạy chúng ta phải biết duy trì trạng thái tâm hư và tĩnh mật, điều này có thể khiến cho chúng ta đứng vững với đạo đức của nội tâm mình trong khi chịu mọi khó khăn gian khổ và nó làm cho Đạo tâm của chúng ta trở nên thanh tĩnh tự nhiên. Trong Đạo đức kinh chương 04 và chương 56 có đưa ra các vấn đề sau: “Tỏa kì duệ, giải kì phân, hòa kì quang, đồng kĩ trần”. Tức là làm nhụt, bén nhọn, tháo gỡ rối rắm, pha trộn ánh sáng, hòa mình cùng bụi rậm.

Trong thế giới rộng lớn này mâu thuẫn và tranh chấp ở khắp mọi nơi, lúc này Đạo trong tâm của chúng ta giống như vị thuốc hòa giải, cũng giống như lọ dầu giúp bôi trơn mọi thứ, nó có vai trò xóa bỏ mâu thuẫn và giải quyết tranh chấp, thúc đẩy và duy trì sự hài hòa, thống nhất của vũ trụ và xã hội ở mức độ lớn nhất. Điều này cũng đúng như chúng ta, những Đạo sĩ thân ở tại các cung quán miếu vũ. Dù ta là một người xuất gia hay tại gia, tất cả chúng ta phải học cách thích nghi với những sự phức tạp của cuộc sống và coi nhẹ nó. Đương nhiên, sự thu liễm quang diệu và hỗn đồng trần thế không phải là đồng lưu ô hợp. Những gì chúng ta đang nói ở đây là những phương pháp giúp chúng ta bước vào nhân thế, đó là việc sử dụng tâm lượng hòa quang đồng trần, đối với thế tục cần phải bao dung và tha thứ, đối với những lời vu khống chúng ta cần phải khoan dung, thấu hiểu. Đây là một loại trí tuệ, chúng ta không được tự cao tự đại, không được khoa trương, cũng không được nhắm mắt lắng nghe những lời họ nói, không cản trở giao tiếp, nó chỉ chứa đựng những sự rực rỡ riêng của mình, hỗn đồng trong trần thế và cảm thấy vui vẻ trong nhân thế vậy là ta đã giữ được Đạo cho mình.

3. Nguyện thứ ba: Công tại hoằng đạo.

Là một đạo nhân tự mình tu hành, hoằng dương chính đạo chính là con đường của chúng ta. Có thể ảnh hưởng đến những người xung quanh ta khi ta nỗ lực làm hết mình đó là một đức tính đẹp, đó là chính là đức. Trong Đạo đức kinh có nói: “Tu chi vu thân, kì đức nãi chân. Tu chi vu gia, kì đức nãi dư. Tu chi vu hương, kì đức nãi trường. Tu chi ư quốc, kì đức nãi phong. Tu chi ư thiên hạ, kì đức nãi phổ”. Tức là nếu lấy đạo tu thân thì đức sẽ thực. Nếu lấy đạo tu sửa gia đình thì đức sẽ thừa. Nếu lấy đạo mà tu sửa làng xóm thì đức sẽ phong thịnh. Nếu lấy đạo tu sửa thiên hạ, thì đức sẽ phổ quát.

Phàm là bất cứ ai muốn có thành tựu trong đạo nghiệp đều tất phải tu chân thể Đạo, thực hành theo phép tắc của thiên Đạo, vì điều này ảnh hưởng đến thiên hạ, đó mới là con người đại Đạo. Từ xưa đến nay đã có rất nhiều bậc thánh nhân có đức hạnh vô cùng cao quý, Lão Quân đã khéo léo kết hợp trí tuệ của trời đất thiên địa hình thành và viết lên một cuốn sách đó là Đạo đức kinh, nó đã trở thành khuôn mẫu đạo đức được lưu truyền hàng nghìn năm nay. Đức tính này chính là hạo đức bởi vì tư tưởng của Lão Quân không chỉ chảy trong dòng máu của người dân Hoa Hạ mà còn chảy vào đại dương tinh thần của cả nhân loại. Đã trải qua gần 2600 năm, từ khi Lão Quân đản sinh và Đạo đức kinh cũng đã được phiên dịch thành rất nhiều tiếng trên toàn thế giới. Những lời nói hiền triết và chân chính của nó đã phản ánh một cách tự nhiên và thể hiện được thiên đạo chân đế, nó đã đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của văn minh thế giới, nó thực sự đã đạt được: “Dữ đạo hợp chân, nhân thiên nhất quán”.

Với tư cách là người kế thừa tư tưởng của Lão Quân, chúng ta nên cải thiện quy tắc ứng xử của mình lên một cảnh giới cao hơn để hoằng dương đại Đạo, để nhiều người biết đến chúng ta và để nhiều người biết đến Đạo giáo. “Đạo sinh chi, đức xúc chi, vật hành chi, thế hành chi. Thị dĩ vạn vật mặc bất tôn đạo nhi quý đức”. Tức là đạo sinh, đức dưỡng, vật chất cho hình, hoàn cảnh tạo thành muôn vật. Nên muôn vật đều tôn đạo quý đức.

Chúng ta là những tín đồ kiền thành của Đạo giáo, chính vì vậy chúng ta càng nên khiến cho mình trở thành một hình mẫu, một sự tiên phong của sự tôn trọng đạo đức. Tư tưởng tín ngưỡng của chúng ta, các công việc của cả cuộc đời và các chi tiết của cuộc sống hàng ngày, trong việc cư xử với mọi người và với mọi việc đều phải dựa trên sự tông chỉ tôn đạo quý đức. Tôn đạo chính là học đạo, chính là kế thừa đạo, chính là truyền đạo, chính là phát huy đạo. Những người tu đạo như chúng ta phải truy cầu cái tính quả viên minh, cái công hành viên mãn. Công việc này nhằm hoằng dương đạo pháp, nhằm hưng vượng giáo môn, nhằm diên tục tân hỏa, nhằm phục vụ xã hội. Cho nên thiên chức của chúng ta là hoằng dương Đạo pháp, xứ mệnh của chúng ta chính là hoằng dương Đạo pháp. Nhiệm vụ quan trọng của chúng ta và con đường phía trước của chúng ta không có cách nào trốn tránh, không có cách nào thoái thác, chúng ta nguyện cống hiến cuộc đời mình cho Đạo, nguyện cống hiến hết tinh lực của mình cho Đạo. Hoằng dương Đạo pháp là một nhiệm vụ vô cùng lớn lao và đầy gian khổ, năng lực của mỗi người chúng ta đều có giới hạn, đây là một ván cờ lớn và toàn thể đạo chúng chúng ta tất phải tu, tất phải kiệt trung tẫn trí, dũng mãnh tinh tiến, đây là con đường dài và gập ghềnh đòi hỏi chúng ta phải cùng nhau tiến lên, đòi hỏi chúng ta phải cùng nhau vượt qua chông gai và đặc biệt là phải cùng nhau đồng tâm, đồng hành, hiệp lực cùng nhau bước đi.

4. Nguyện thứ tư: Đốc vu cung hành.

Người xưa nói: “Chỉ thượng đắc lai chung giác thiển, tuyệt chi thử sự yếu cung hành”. Tức là nếu chỉ nhìn thấy những gì viết trên giấy trắng thì đó chỉ là sự nông cạn, còn cái thâm sâu mình phải tự mình thể hội và thực hành.

Cho nên Đạo Đức Kinh trong chương 41 có nói: “Thượng sĩ văn đạo, cần nhi hành chi, trung sĩ văn đạo, nhược tồn nhược vong, hạ sĩ văn đạo, đại tiếu chi. Bất tiếu, bất túc dĩ vi đạo”.

Tức là bậc học cao nghe Đạo, cố gắng mà theo. Bậc học bình thường nghe Đạo, như còn như mất. Bậc học thậc kém nghe ạĐo, cả cười bỏ qua. Nếu không cười, không đủ gọi đó là Đạo.

Một bộ kinh điển cho dù có hay đến đâu đi chăng nữa, hoặc bản thân ta có giỏi đến đâu đi chăng nữa, chỉ cần ta không làm, ta sẽ không bao giờ có thể trải nghiệm hoặc kiểm chứng cái tính tốt của nó. Vì vậy, dù là một người dân bình thường trong xã hội hay là một người tu đạo, chúng ta hãy là một bậc thượng sĩ siêng năng hành đại Đạo, nỗ lực thực hành những kiến thức, những kinh nghiệm đại thiện mà mình đã học và mình đã trải qua. Bác Hồ từng nói: “Đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc đấu tranh, xem xét, so sánh thật kĩ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận, rồi đem nó chứng minh với thực tế. Đó là lý luận chân chính.”, Bác cũng nói: “Thực tế bao gồm rất rộng, nó bao gồm kinh nghiệm công tác và tư tưởng của cá nhân, chính sách và đường lối của Đảng, kinh nghiệm lịch sử của Đảng cho đến các vấn đề trong nước và thế giới”.

Chỉ cần chúng ta quyết tâm trở thành một người thượng sĩ, cần hành đốc hành, thì chúng ta sẽ trở nên siêng năng tu hành, thì chúng ta sẽ thích thú với việc học Đạo. Nếu chúng ta chỉ hài lòng với sự hoàn hảo trong lý tưởng, sự chặt chẽ về mặt logic và những lý luận truyền miệng thì sẽ có những câu chuyện cười như câu chuyện: “Chỉ thượng đàm binh” (Đánh trận trên giấy). Đó là một câu chuyện về thời chiến loạn ở nước Triệu có một danh tướng tên là Triệu Xa. Danh tướng ấy có người con trai tên Triệu Quát, từ nhỏ mê binh pháp, thuộc binh thư chiến sách, cứ nói đến chuyện bày binh bố trận là thao thao bất tuyệt. Bàn về chiến lược thì khẩu khí như nhà quân sự đứng đầu thiên hạ, cha ông là Triệu Xa, từng bàn về việc bày binh bố trận cũng khó mà bắt bẻ được. Triệu Quát từng cho mình là vô địch thiên hạ, Triệu Xa hiểu rõ con mình thực ra chỉ học thuộc mấy quyển kinh thư chứ không có thực chiến. Nếu cầm quân thì tất nhỡ việc quân cơ và thí mạng quân lính, nên trước lúc qua đời dặn lại vợ rằng: “Đừng cho con làm quan để khỏi làm nhỡ việc nước, trở thành tội nhân làm mất nước Triệu”. Thế nhưng con tạo trêu ngươi, Triệu Quát đã dẫn 20 vạn quân đến Trường Bình, khi lão tướng Liêm Pha giao lại binh quyền, Triệu Quát trong chốc lát đã thống lĩnh hơn 40 vạn đại quân nước Triệu, vừa nhậm chức lập tức chủ động xuất kích tấn công quân Tần. Quân Tần cố ý đánh thua mấy trận, Triệu Quát càng hí hửng hô quân đánh đuổi, nào ngờ đâu toàn bộ quân Triệu sa vào mai phục, 40 vạn quân Triệu bị vây không được tiếp tế lương thảo, không được viện binh ứng cứu. Kết quả Triệu Quát trúng tên, chết trong đám loạn quân, quân Triệu như rắn mất đầu, vứt bỏ vũ khí xin hàng. Sau trận này ngoại trừ vài chục tên lính còn trẻ được thả ra, đại đa số bị chôn sống tại Trường Bình, trở thành một vụ thảm sát lớn nhất trong lịch sử. Dòng sông xanh đã biến thành máu đỏ thẫm chẳng qua là do Triệu Quát chỉ giỏi đàm luận suông về binh pháp nhưng không có kinh nghiệm thực tiễn cho nên đã vùi tính mạng của 40 vạn quân sĩ và tiền đồ nước Triệu, khiến cho hậu thế chê cười, đời sau mới có câu thành ngữ: “Chỉ thượng đàm binh” để chỉ loại người nói nghe thì hay lắm nhưng làm thì dở tệ. Nước Triệu bại trận khiến cho lục quốc Sở, Hàn, Ngụy, Triệu, Yên, Tề phải xuống dốc, tạo cơ hội cho Tần thôn tính lục quốc. Các bậc minh quân trị quốc ngàn đời sau đều xem đây là một bài học lớn. Người có tài năng là người có thái độ điềm tĩnh, nói ít nghe nhiều, mỗi lời nói của họ đều vững tựa Thái Sơn, chỉ có bọn bất tài vô dụng mới mồm mép khoa đại mà thôi.

Làm thế nào để thực hành được đại Đạo?

Người xưa nói: “Thiên lý chi hành, thủy vu túc hạ”. Tức là hành trình ngàn dặm bắt đầu dưới bước chân.

Trong Đạo Đức Kinh nói: “Thánh nhân thường thiện cứu nhân, cố vô khí nhân, thường thiện cứu vật, cố vô khí vật”. Tức là thánh nhân thường khéo cứu người nên không ai bị bỏ, thường khéo cứu vật nên không có vật nào bị bỏ.

Chúng ta muốn tất cả chúng sinh trên thế giới đều có lợi ích mà không có sự phân biệt thì ngay bây giờ chúng ta phải luôn có một tấm lòng bi mẫn. Tất cả đều bắt đầu từ phía chúng ta, chẳng hạn như bảo vệ môi trường sinh thái, quyên góp cho trường học, giảm nhẹ thiên tai, xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ xóm làng, kể cả những người xung quanh chúng ta cần chúng ta giúp đỡ,… Những việc vụn vặt trong cuộc sống này chỉ cần chúng nằm trong khả năng của bản thân chúng ta thì chúng ta phải cố gắng hết sức, đó là một việc mà Đạo sĩ chúng ta cần làm. Đó là một tấm gương để những tín đồ Đạo giáo chúng ta học tập. Chúng ta hãy làm những việc dù là nhỏ nhất của bản thân mình nhằm mưu cầu hạnh phúc cho mọi người.

5. Nguyện thứ năm: Đức mãn nhân gian.

Quốc thái dân an, đất nước phồn vinh, nhân dân ấm lo hạnh phúc, ai ai cũng tu hành đạo đức. Đó là mong ước của mỗi tín đồ Đạo giáo chúng ta. Để đạt được mục tiêu này, chúng ta phải dựa vào nỗ lực chung của cộng đồng nhằm tạo dựng và củng cố, tu dưỡng đạo đức của bản thân. “Đạo cao long hổ phục, đức trọng quỷ thần khâm”. Vì vậy, là những người tu đạo, ta tất phải tu nhân tích đức, tu nhân tích đức chính là tu tâm dưỡng tính, là hành động đẹp, là cử chỉ thân thiện, đó là rèn luyện bản thân trở thành người có đạo đức cao thượng. Chương 81 Đạo đức kinh có nói: “Tín ngôn bất mĩ, mĩ ngôn bất tín. Thiện giả bất biện, biện giả bất thiện. Tri giả bất bác, bác giả bất tri”. Tức là lời thánh nhân không hoa mĩ. Lời hoa mĩ không chân thành. Người tốt không tranh biện, người tranh biện không tốt. Người biết không học rộng, người học rộng không biết.

Người tài đức vẹn toàn phải đàng hoàng, phải có ngoại hình đoan trang, phải có nội tâm chân thành. Không kiêu ngạo, không bốc đồng, không sủng nhục bất kinh. Đó là người tu dưỡng đạo đức ưu tú xuất sắc, không chỉ giúp chúng ta suôn sẻ thuận lợi trong cuộc sống, công việc mà còn tránh được những nghịch cảnh trong xã hội lúc khẩn cấp.

Trong Đạo đức kinh có nói: “Cam kì thực, mĩ kì phục, an kì cư, nhục kì tục”. Tức là ăn cho là ngon, mặc cho là đẹp, ở cho yên, sống cho sướng. Trong xã hội ổn định và cuộc sống phong phú ngày nay, chúng ta cần phải học cách trân trọng cuộc sống và đề cao tu dưỡng văn hóa. Chỉ bằng cách này mới có năng lượng tích cực trong cuộc sống. Hãy truyền năng lượng tích cực vào trong cuộc sống từ đó chúng ta mới có thể đáp ứng công việc, chúng ta mới có thể sống theo những công lao khó nhọc mà các bậc hiền triết mọi thế hệ vì hạnh phúc của chúng ta ngày nay đã hi sinh bản thân để gầy dựng và xây đắp. Trên thế giới vẫn còn một số góc cạnh nào đó không có hạnh phúc. Chúng ta hi vọng quảng đại tín chúng, bạn bè bằng hữu có thể giúp đỡ nhiều người hơn nữa bằng những gì chúng ta đã học, chúng ta sẽ giúp được nhiều người thoát khỏi những hoàn cảnh khó khăn.

Chúng ta xin thành tâm cầu nguyện dưới trí tuệ sáng ngời của tổ sư gia, năm điều nguyện ước của chúng ta trong quá trình tu hành có thể trở thành hiện thực. Những gì tôi nói trên chỉ là kinh nghiệm của bản thân trong việc tu đạo thể ngộ. Hi vọng rằng đối với tất cả mọi người có thể mang lại cho mọi người một chút cảm hứng để từ đó tham khảo và nghiên cứu. Trong thời đại ngày nay, đất nước chúng ta đang bước vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên của chủ nghĩa xã hội đặc sắc với nòng cốt là lấy lòng của nhân dân làm trung tâm khiến cho kinh tế phát triển vững chắc, sức mạnh dân tộc Việt ngày càng mạnh mẽ, mức sống và hạnh phúc của nhân dân ngày càng cao, văn hóa truyền thống dân tộc Việt được phục hưng, bảo toàn và phát triển. Có thể nói, đất nước chúng ta đang bước vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên vĩ đại dưới sự lãnh đạo sáng suốt.

Khi xã hội hòa bình, an ninh, khi quốc gia, đất nước phồn thịnh thì Đạo giáo cũng hưng long. Việc tu đạo kiến đức trong xã hội là việc ưu tiên hàng đầu của chúng ta và đó cũng chính là việc yêu nước hoằng giáo, giáo dục lòng yêu nước là sự lựa chọn duy nhất của chúng ta. Chúng ta tất phải làm hàng ngày, hàng ngàn hàng vạn việc khó khăn gian khổ mà không làm tổn hại đến khát vọng của chúng ta, đừng bao giờ thay đổi ý định, hãy kiên trì và nỗ lực hết mình. Tất cả những nỗ lực của chúng ta là nhằm tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn và thực hiện ước mơ chung về sự đẹp đẽ và vĩ đại của dân tộc Việt. Chúng ta hãy luôn tâm niệm và kiên trinh với đạo tâm, lấy việc tập trung làm nòng cốt, luôn luôn bắt kịp thời đại, đồng tâm đồng đức, nhất tâm một dạ để cùng nhau thực hiện giấc mơ của dân tộc Việt của chúng ta.

Chúng ta hãy cùng nhau cầu chúc cho mưa thuận gió hòa, cho đất nước luôn luôn được thanh bình.

VƯƠNG LONG HOA- VIỆT NAM CHÍNH NHẤT QUÁN 

Ý kiến bạn đọc
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet