THÀNH NGỮ THƯỜNG DÙNG TRONG ĐẠO ĐỨC KINH

Thứ sáu, 28/07/2023 09:33

THÀNH NGỮ THƯỜNG DÙNG TRONG ĐẠO ĐỨC KINH

Một số thành ngữ trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử thường được trích dẫn và sử dụng rất nhiều trong lịch sử và đến ngày nay nó vẫn được sử dụng mà đôi khi chúng ta không biết nó có nguồn gốc xuất xứ ra sao. Có thể nói, các câu thành ngữ đó là các câu thành ngữ được sử dụng theo thời gian, sống mãi với thời gian, trường tồn và bất diệt. Chẳng hạn như: “Nội thánh ngoại vương”, “Dữ thời câu tiến”, “Tương như dĩ mạt”, “Đường tí đạm xa”, “Tân tẫn hỏa truyền”,… Cũng có một số thành ngữ nghĩa của chúng đã thay đổi theo dòng thời gian nhưng ý nghĩa ban đầu thì không hề thay đổi như: “Công thành danh toại” nguyên chỉ về thành tựu, công trạng của một con người nhờ có thành tựu, công trạng đó mới có danh tiếng, sau đó nó đã được mở rộng để đề đạt đến công tích và danh tiếng. “Thổ cố nạp tân” ý nghĩa ban đầu của nó là bỏ đi cái cũ, nạp thêm cái khí mới, khí trong lành, ngày nay nó được sử dụng để đề cập đến việc tổ chức nhân sự. Sự khác biệt về ý nghĩa là sự phát triển về ngôn ngữ cổ đại. Người xưa sáng tạo ra để hậu nhân phát triển nhưng vẫn giữ nguyên được nét tự nhiên, cơ bản, ban đầu vốn có của nó chỉ có một cách đơn giản là nó trở thành thành ngữ thường dùng trong dân chúng.

Thành ngữ trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử là một sự phân bổ đầy tính linh hoạt vừa gọp phần nào đó trong sinh hoạt đồng thời cũng góp một phần nào đó làm sáng rõ hơn về tư tưởng của ông trong học thuật. Từ đó cho chúng ta thấy vẫn còn nhiều điểm tương đồng giữa tư tưởng và kinh nghiệm của người xưa và của người ngày nay mà đến tận bây giờ nó vẫn tồn tại và phát triển.

Dưới đây, chúng tôi chỉ xin chọn lọc một số câu thành ngữ được sử dụng rộng rãi và vô cùng hiệu quả trong Đạo Đức Kinh để chư vị đạo hữu có thể trải nghiệm và cùng nghiên cứu để thấy được giá trị sâu rộng và đẹp đẽ của ngôn từ Lão tử đã đi vào trong dân gian và tồn tại đến gày nay ra sao.

280515906_5895940410419241_4865548971368809075_n

1. “Huyền chi hựu huyền”.

Ban đầu: dùng chỉ sự u muội, mơ hồ là sự thâm sâu không thể đoán trước được.

Sau đó: dùng để phiếm chỉ, đề cập đến vấn đề bí ẩn, phi thường, ảo diệu và khó hiểu.

Nguồn gốc xuất xứ: Chương 1 Đạo Đức Kinh (Thể đạo) “Huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn”.

Tức là: Cái huyền nhiệm ấy là cửa phát sinh ra mọi điều huyền diệu.

2. “Công thành bất xứ”.

Nghĩa trước kia và bây giờ giống nhau đều là: Sau khi ta thành công, ta không nghĩ rằng đó là công lao của tự bản thân ta.

Nguồn gốc xuất xứ: Chương 77 Đạo Đức Kinh (Thiên đạo) “Thị dĩ thánh nhân, vi nhi bất thị. Công thành nhi bất xử, kì bất dục, kiến hiền”.

Tức là: Thánh nhân làm mà không cậy đông, công thành không ở lại, không muốn ai thấy tài của mình.

3. “Công thành bất cư”.

Ban đầu: Hãy để nó tồn tại một cách tự nhiên, đừng coi nó là của riêng mình.

Sau đó: Nó được sử dụng để bày tỏ rằng một người đã lập công mà không quy cái công lao đó cho bản thân mình.

Nguồn gốc xuất xứ: Chương 2 (Dưỡng thân) “Sinh nhi bất hữu, vi nhi bất thị, công thành nhi bất cư”.

Tức là: Sống động mà không đòi sở hữu, lao táp mà không cậy công, công thành mà không lưu luyến.

4. “Hòa quang đồng trần”.

Ban đầu: Thể hiện tư tưởng, hành động của Đạo gia, lấy vô vi mà trị, nó đề cập đến một cách sống hòa bình, không tranh giành với thế giới bên ngoài mà không để lộ bất cứ một góc cạnh nào.

Sau đó: Tùy theo phong tục mà làm, không để lộ dấu vết, không hiển lộ sắc cạnh.

Nguồn gốc xuất xứ: Chương 4 và chương 56 Đạo Đức Kinh: Trong chương 4 Vô Nguyên có nói: “Tỏa kì nhuệ, giải kì phân, hòa kì quang, đồng kì trần”.

Tức là: Làm nhụt bén nhọn, tháo gỡ rối rắm, pha trộn ánh sáng, hòa mình cùng bụi rậm.

Trong chương 56 Huyền đức có nói: “Tắc kì đoài, bế kì môn, tỏa kì nhuệ, giải kì phân, hòa kì quang, đồng kì trần. Thị vị huyền đồng”.

Tức là: Ngậm miệng, bít tai, làm nhụt đi cái bén nhọn, tháo gỡ cái tần phiền, giảm đi ánh sáng, hòa mình cùng bụi bặm, đó gọi là huyền đồng.

5. “Đa môn số cùng”.

Ban đầu: Nói nhiều tất sẽ thất bại, tất sẽ có lúc phải bẽ bàng.

Sau đó: Quá nhiều ẩn dụ sẽ làm ảnh hưởng, hạn chế và làm sai lệch đến hành động của ta. Điều này ngày càng nhiều khiến cho việc thực hiện càng trở nên khó hiểu và khó có thể thi hành.

Nguồn gốc xuất xứ: chương 5 Đạo Đức Kinh (Hư dục): “Đa ngôn số cùng, bất như thủ trung”.

Tức là:Nói nhiều cũng chẳng hết, chỉ giữ lấy cái trung.

6. “Thiên trường địa cửu”.

Ban đầu: Chừng nào trời đất còn tồn tại, được mô tả, hình dung nó là một khoảng thời gian dài và cũng được mô tả và hình dung là không bao giờ thay đổi.

Sau đó: Thường được đề cập trong chuyện tình yêuđôi lứa dài lâu là hơn hết.

Nguồn gốc xuất xứ: Chương 7 Đạo Đức Kinh (Thao quang): “Thiên trường địa cửu. Thiên địa sở dĩ năng trường thả cửu giả, dĩ kì bất tự sinh, cố năng trường sinh”.

Tức là: Trời đất dài lâu. Trời đất sở dĩ dài lâu chính là vì không sống cho mình, vậy nên trường sinh.

7. “Công thành thân thoái” (hoặc “Công toại thân thoái”).

Nghĩa trước kia và bây giờ giống nhau đều là: Sau khi đại công cáo thành thì tự thân mình phải nên nghỉ ngơi, không còn tơ hào tới quyền cao chức trọng nữa.

Nguồn gốc xuất xứ: chương 9 Đạo Đức Kinh (Vận di): “Công thành, danh toại, thân thoái, thiên chi đạo”.

Tức là:thành công, thành danh rồi nên lui thân, ấy mới hợp đạo trời.

8. “Mục mê ngũ sắc”.

Nghĩa trước kia và bây giờ giống nhau đều là: Ngũ sắc làm chói mắt người ta, tức là nó chứa nhiều màu sắc chói lọi khiến cho người ta hoa mắt, chóng mặt, tâm trí rối loạn.

Nguồn gốc xuất xứ: chương 12 Đạo Đức Kinh (Kiểm dục): “Ngũ sắc lệnh, nhân mục manh”.

Tức là:ngũ sắc khiến người ta mù mắt.

9. “Sủng nhục nhược kinh”.

Nghĩa trước kia và bây giờ giống nhau đều là: Được yêu quý lấy đó làm tự ti, coi đó là đạo, nếu được thì vừa vui mừng kinh ngạc, nếu mất đi thì vừa kinh khiết, vừa sợ hãi.

Nguồn gốc xuất xứ: chương 13 Đạo Đức Kinh (Yểm xỉ): “Sủng vật nhược kinh, quý đại hoạn nhược thân”.

Tức là:Vinh hay nhục cũng lắm lo âu. Cho nên hoạn nạn là vì có thân.

10. “Hư hoài nhược cốc”.

Nghĩa trước kia và bây giờ giống nhau đều là: Ý chỉ của nó có nghĩa là hoài bão lớn lao, sâu và rộng giống như sơn cốc, hình dung nó vô cùng khiêm hư, khiêm tốn.

Nguồn gốc xuất xứ: chương 15 Đạo Đức Kinh (Hiển đức): “Đôn hề kì nhược pháp, quán hề kì nhược công”.

Tức là:mộc mạc, chất phác như chưa đẽo gọt, mang mác như hang núi. 

11. “Kiến tố bão phác”.

Nghĩa trước kia và bây giờ giống nhau đều là: Hiện thị tính sát thực của bản chân, hiện thị tính thuần phác đơn giản vốn có của nó không để bị dẫn dắt bởi ngoại vật bên ngoài.

Nguồn gốc xuất xứ: chương 19 Đạo Đức Kinh (Hoàn thuần): “Kiến tố bão phác, thiểu tư quả dục”

Tức là: Giữ vẹn cái tinh anh, cái chất phác, cái riêng tây, cái ham muốn.

12. “Tuyệt nhân khí nghĩa”.

Nghĩa trước kia và bây giờ giống nhau đều là:Một là đề cập đến việc bỏ đi cái nhân nghĩa và cái lẽ phải do thế tục chủ trương, trở về với bản chất, bản tính của con người; hai là không thiết lập hình mẫu điển hình của nhân nghĩa, không đề xướng, đề đạt đến tiêu chuẩn nhân nghĩa, mà để cho bản chất con người có thể đưa ra các phán đoán và lựa chọn độc lập. Tuyệt, khí là tiêu diệt, là loại bỏ.

Nguồn gốc xuất xứ: chương 19 Đạo Đức Kinh (Hoàn thuần): “Tuyệt thánh khí trí, dân lợi bách bội. Tuyệt nhân khí nghĩa, dân phục hiếu tử. Tuyệt xảo khí lợi, đạo tặc vô hữu”.

Tức là: Dứt thánh bỏ trí, dân lợi gấp trăm, dứt bỏ nghĩa khí, dân lại thảo hiền, dứt khéo bỏ lợi, không còn trộm cắp.

13. “Đạo pháp tự nhiên”.

Nghĩa trước kia và bây giờ giống nhau đều là: một đề xuất trong triết học tư tưởng của Đạo Đức Kinh, là ý tứ sâu sắc mang tính quy luật phản ánh đạo của tự nhiên là tự nhiên nhi nhiên. Đạo pháp tự nhiên bộc lộ đặc tính của vũ trụ, bao gồm các thuộc tính của vạn vật trong thiên địa, trời đất vũ trụ. Vạn vật trong thiên địa, trời đất vũ trụ đều phải tuân theo quy luật tự nhiên nhi nhiên của đạo.

Nguồn gốc xuất xứ: chương 25 Đạo Đức Kinh (Tượng nguyên): “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên”.

Tức là: Người bắt chước đất, đất bắt chước trời, trời bắt chước đạo, đạo bắt chước tự nhiên.

14. “Chi bạch thủ hắc” (hoặc là “Chi hùng thủ thư”).

Nghĩa trước kia và bây giờ giống nhau đều là : “Chi bạch thủ hắc” nhằm dạy con người biết cách sống ở trên đời. Ta phải hiểu điều gì là đúng, điều gì là sai, ngược lại bên ngoài cần phải giả ngu, giả ngốc,đối với thế sự phải không khen cũng không chê, âm thầm mà mỉm cười nhìn theo trần thế, nếu chúng ta đều “đại trí nhược ngu” đó là một cách ẩn náu tốt nhất trong Đạo, đó là triết lý sống, triết học xử thế.

Nguồn gốc xuất xứ: chương 28 Đạo Đức Kinh (Phản pháp): “Chi kì bạch, chi kì hùng, thổ kì thư, vi thiên hạ khê, thường đức bất ly, phục quy anh nhi. Chi kì bạch, thổ kì hắc, vi thiên hạ thức, thường đức bất thắc, phục huy ư vô cực”.

Tức là: Biết trống giữ mái, làm khe lạch cho thiên hạ. Làm khe lạch cho thiên hạ không lìa xa thường đức, trở về với trạng thái trẻ thơ, biết trắng giữ đen, làm phép tắc cho thiên hạ. Làm phép tắc cho thiên hạ không sai thường đức, trở về với vô cực.

279167654_5855118624501420_1324213670809050792_n

15. “Khứ thậm, khứ thái”.

Nghĩa trước kia và bây giờ giống nhau đều là: Sự việc đi quá nhanh cần phải đi vừa phải, đừng nên đi quá mớp.

Nguồn gốc xuất xứ: chương 29 Đạo Đức Kinh (Vô vi): “Thị dĩ thánh nhân khứ thậm, khứ xa, khứ thái”.

Tức là: Thánh nhân chỉ ngăn sự thái quá, sự xa xỉ, sự tham lam.

16. “Giai bình bất tường”.

Nghĩa trước kia và bây giờ giống nhau đều là: Thường được sử dụng trong chuyện nhà binh, coi đó là việc không cát lợi.

Nguồn gốc xuất xứ trong Đạo Đức Kinh chương 31 (Yến Vũ): “Phù giai giả binh bất tường chi khí, vật hoặc ố chi.”

Tức là: Binh đao là vật bất tường, ai cũng ghét.

17. “Tương đoạt cố giữ”

Nghĩa trước kia và bây giờ giống nhau đều là: một chiến lược thường dùng trong quân sự hoặc ngoại giao nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc tạm thời từ bỏ.

Nguồn gốc xuất xứ: chương 36 Đạo Đức Kinh (Vi minh): “Tương dục đoạt chi, tất cố giữ chi”.

Tức là: Trước khi muốn cướp lấy thời hãy cho trước đã.

18. “Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu”.

Nghĩa trước kia và bây giờ giống nhau đều là: Thiên đạo sinh ra đã vốn công bằng, ác giả tất ác báo, điều này tưởng chừng như không chính xác lắm, nghe có vẻ viển vông nhưng cuối cùng nó không bao giờ để một kẻ xấu xa bại hoại ra đi. Ẩn dụ về những kẻ bất lương rốt cục cuối cùng không thoát khỏi sự trừng phạt của luật trời.

Nguồn gốc xuất xứ: chương 73 Đạo Đức Kinh (Nhiệm vy): “Thiên võng sơ khôi, sơ nhi bất hất”.

Tức là: lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt.

19. “Thiên lý chi hành, thủy vô túc hạ”.

Nghĩa trước kia và bây giờ giống nhau đều là: Người ta nói rằng đi bộ ngàn dặm bắt đầu từ một bước chân. Đây là phép ẩn dụ bắt đầu lại từ đầu và tiến hành lại dần dần.

Nguồn gốc xuất xứ: chương 64 Đạo Đức Kinh (Thủ vy): “Hợp bão chi mộc, sinh ư hào mạt, cửu tằng chi đài, khởi ư lũy thổ. Thiên lý chi hành thủy ư túc hạ”.

Tức là: Cây to một người ôm vốn từ gốc nhỏ bé, đài cao chín tầng vốn khởi từ mô đất, cuộc hành trình nghìn dặm bắt đầu từ dưới chân.

20. “Thận chung như thủy, tắc vô bại sự”.

Nghĩa trước kia và bây giờ giống nhau đều là: Làm việc gì cũng nên thận trọng từ đầu đến cuối kẻo xảy ra sai sót, vì vậy Lão Tử nói thận chung như thủy là để cảnh báo con người làm việc gì cũng nên có đầu có cuối, nhất quán, không để mọi việc trở nên tồi tệ. Đây là một câu nói mang ý nghĩa giáo dục rất lớn.

Nguồn gốc xuất xứ: chương 64 Đạo Đức Kinh (Thủ vy): “Nhân chi tòng sự, thường ư cơ, thành y bại chi. Thận chung như thủy, tắc vô bại sự”.

Tức là: Làm thì hỏng, giữ thì mất, cho nên thánh nhân không làm, nên không hỏng, không giữ nên không mất. 

21. “Kim ngọc mãn đường”.

Nghĩa trước kia và bây giờ giống nhau đều là: Hình dung mô tả sự giàu có về của cải cũng là sự hình dung mô tả về học thức phong phú.

Nguồn gốc: chương 9 Đạo Đức Kinh (Vận di): “Kim ngọc mãn đường, mạc chi năng thủ”.

Tức là: Vàng ngọc đầy nhà chẳng thể giữ được.

22. “Ai binh tất thắng”.

Ban đầu: Là lực lượng hai đội quân ngang tài ngang sức đối đầu với nhau, kẻ nào thương đau sẽ dành thắng lợi.

Sau đó: Dùng để chỉ quân nào vùng lên chống cự quân nào vùng lên chống cự vì bị ức hiếp, bóc lột sẽ dành chiến thắng.

Nguồn gốc xuất xứ: chương 69 Đạo Đức Kinh (Huyền dục): “Họa mạt ư khinh địch, khinh địch cơ tang ngô bảo. Cố kháng binh tương gia. Ai già thắng hĩ”

Tức là: Không họa nào lớn bằng khinh địch, khinh địch là mất của báu, cho nên giao binh, người nào thận trọng từ nhân sẽ thắng.

23. “Bị hạt hoài ngọc” (hoặc “Bị hạt hoài châu”).

Nghĩa trước kia và bây giờ giống nhau đều là: Mặc quần áo thô mộc, ôm lấy ngọc bội xinh đẹp. Ẩn dụ tuy xuất thân nghèo khó, bần hàn nhưng là chân tài thực học.

Nguồn gốc xuất xứ: chương 70 Đạo Đức Kinh (Chi nan): “Chi ngã giả hi, tắc ngã giả quý. Thi dĩ thánh nhân, bị hạt hoài ngọc”.

Tức là: Ít người hiểu ta nên ta mới quý. Nên thánh nhân mặc áo vải mà chứa ngọc

24. “Tiểu quốc quả dân”.

Nghĩa trước kia và bây giờ giống nhau đều là: Nước nhỏ dân ít.

Nguồn gốc xuất xứ: chương 80 Đạo Đức Kinh (Độc lập): “Tiểu quốc quả dân, xử hữu thập bá chi khí nhi bất dục. Xử dân trọng tử nhi bất viễn tỉ”.

Tức là: Nước nhỏ dân ít, dù có ít nhưng nhiều tôi giỏi, nhưng chưa cần dùng đến, dạy dân sợ chết đừng đi xa.

25. “Kê khuyển tương văn”.

Ngày nay đề cập đến mật độ dân cư đông đúc thật sự đi xa bản gốc.

Nguồn gốc xuất xứ: chương 80 Đạo Đức Kinh (Độc lập): “Cam kì thực, mĩ kì phục, an kì cư, lạc kì tục. Lân quốc tương vọng. Kê khuyển chi thanh tương văn, dân chí lão tử, bất tương vãng lai”.

Tức là: Ăn cho là ngon, mặc cho là đẹp, ở cho là yên, sống cho là sướng. Nước gần thấy nhau, gà kêu chó cắn đều nghe, dân đến già chết chẳng lui tới nhau.

26. “Lão tử bất tương vãng lai”

Nghĩa trước kia và bây giờ giống nhau đều là: Đề cập đến việc không liên lạc với nhau, việc không giao lưu thông tin với nhau.

Nguồn gốc xuất xứ: chương 80 Đạo Đức Kinh (Độc lập): “Cam kì thực, mĩ kì phục, an kì cư, lạc kì tục. Lân quốc tương vọng. Kê khuyển chi thanh tương văn, dân chí lão tử, bất tương vãng lai”.

Tức là: Ăn cho là ngon, mặc cho là đẹp, ở cho là yên, sống cho là sướng. Nước gần thấy nhau, gà kêu chó cắn đều nghe, dân đến già chết chẳng lui tới nhau.

27. “An cư lạc nghiệp”

Nghĩa trước kia và bây giờ giống nhau đều là: Đề cập đến cuộc sống và lao động ổn định hạnh phúc

Nguồn gốc xuất xứ: chương 80 Đạo Đức Kinh (Độc lập): “Cam kì thực, mĩ kì phục, an kì cư, lạc kì tục. Lân quốc tương vọng. Kê khuyển chi thanh tương văn, dân chí lão tử, bất tương vãng lai”.

Tức là: Ăn cho là ngon, mặc cho là đẹp, ở cho là yên, sống cho là sướng. Nước gần thấy nhau, gà kêu chó cắn đều nghe, dân đến già chết chẳng lui tới nhau.

28. “Thượng thiện nhược thủy”.

Đó là nói về đạo làm người, tức là làm người nên như nước, nước nuôi dưỡng vạn vật nhưng không bao giờ tranh đoạt cao thấp với vạn vật. Đây là một phẩm cách gần với đạo nhất.

Nguồn gốc xuất xứ: chương 8 Đạo Đức Kinh (Dị tính): “Thượng thiện nhược thủy, thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh, sự chúng nhân chi sở ố, cố cơ ư đạo”.

Tức là: Lành thay như nước. Nước khéo làm ích cho muôn loài mà không tranh giành, ở chỗ mọi người đều ghét cho nên gần đạo.

29. “Thiểu tư quả dục”.

Chỉ dục vọng rất ít.

Nguồn gốc xuất xứ: chương 19 Đạo Đức Kinh (Hoàn thuần): “Kiến tố bão phác, thiểu tư quả dục”.

Tức là: Giữ vẹn cái tinh anh, chất phác, ít riêng tây, ít ham muốn.

30. “Dư thực chuế hành”.

Thức ăn dư thừa bướu nhọt trên cơ thể. Ví dụ cho một thứ gì đó khiến người ta bị ghét bỏ.

Nguồn gốc: chương 24 Đạo Đức Kinh (Khổ ân): “Tự hiện giả bất minh, tự thị giả bất trương, tự phạt giả vô công, tự căng giả bất trường. Kì ư đạo giã, viết dư thực chuế, vật hoặc cố chi”.

Tức là: Tự coi là sáng, nên không sáng, tự xem là phải, nên không hiển dương. Tự kể công nên không có công. Tự khoe mình nên không hơn người. Đứng về phương diện đạo mà nói thì đó là những đồ thừa việc thải.

31. “Thị chi bất kiến, thính chi bất văn”.

Thấy giống như không thấy, nghe cũng giống như không nghe. Được hình dung mô tả là không đáng chú ý, giống như thấy mà không thấy, nghe mà không nghe.

Nguồn gốc: chương 35 Đạo Đức Kinh (Nhân đức): “Đạo chi xuất khẩu, đạm hồ kì vô vị. Thị chi nghi bất túc kiến, thính chi bất túc văn”.

Tức là: Đạo ra khỏi miệng thời nhạt nhẽo như thể vô vị, không đáng xem, không đáng nghe.

32. “Đại khí vãn thành”.

Có nghĩa là những người có thể đảm nhận những trọng trách quan trọng đều phải trải qua quá trình rèn luyện lâu dài nên thành tựu đạt được tương đối muộn. Nó cũng được sử dụng như một lời an ủi dành cho những người không hạnh phúc trong một thời gian dài.

Nguồn gốc: chương 41 Đạo Đức Kinh (Đồng dị): “Đại bạch nhược nhục. Quảng đức nhược bất túc. Kiến đức nhược thâu. Chất chân nhược du. Đại khương vô ngung, đại khí vãn thành.”

Tức là: Thật trong trắng dường như bợm nhơ, đức dồi dào dường như không đủ, đức vững chắc dường như cầu thả, chất thực dường như biến đổi. Hình vuông lớn không góc, đồ dùng lớn lâu thành.

33. “Đại âm hi thanh”.

Là chỉ âm thanh vô cùng tuyệt vời và âm thanh đẹp nhất là âm thanh của sự im lặng.

Nguồn gốc xuất xứ: chương 41 Đạo Đức Kinh (Đồng dị): “Đại âm hi thanh, đại tượng vô hình, đạo ẩn vô danh”.

Tức là: Tiếng lớn nghe không thấy. Tượng lớn không có hình. Đạo ẩn không có tên.

34. “Đa tàm hậu vong”.

Đề cập đến việc tích lũy được nhiều tài sản mà không giúp được người khác, khiến người ta oán hận, cuối cùng lại càng mất nhiều hơn được.

Nguồn gốc xuất xứ: chương 44 Đạo Đức Kinh (Tri chỉ): “Thị cố, thậm ái tất đại phí. Thị cố, thậm ái, tắc thậm phí. Đa tàng tất hậu vong”.

Tức là: Yêu nhiều ắt tổn nhiều, chứa nhiều ắt mất nhiều.

35. “Tri túc bất nhục”.

Không có gì xấu hổ khi biết được cái đạo tri túc, khi biết được cái đạo bằng lòng. Biểu thị không cần phải tham tâm.

Xuất xứ: chương 44 Đạo Đức Kinh (Tri chỉ): “Chi túc bất nhục, tri chỉ bất đãi, khả dĩ trường cửu”.

Tức là: Biết an phận thủ thường thì không nhục. Biết dừng thì không nguy, có thể trường cửu. 

279065913_5855382234475059_3565015679957947015_n

36. “Tri chỉ bất đãi” (hoặc “Tri túc bất đãi”).

Những người biết đủ thì không gặp nguy hiểm. Thời xưa người ta khuyên người khác không nên đi quá đà.

Nguồn gốc xuất xứ: chương 44 Đạo Đức Kinh (Tri chỉ): “Chi túc bất nhục, tri chỉ bất đãi, khả dĩ trường cửu”.

Tức là:Biết an phận thủ thường thì không nhục. Biết dừng thì không nguy, có thể trường cửu.

37. “Đại trực nhược khuất”.

Những người ngay thẳng nhất thường dễ dãi và dễ tính cũng được gọi là đại trực nhược truất.

Nguồn gốc xuất xứ: chương 45 Đạo Đức Kinh (Hồng Đức): “Đại trực nhược khuất, đại xảo nhược chuyết. Đại biện nhược nột”.

Tức là: Thẳng băng mà ngỡ như cong, tuyệt khéo mà như vụng về, có vẻ hùng biện mà làm ra ấp úng.

38. “Đại xảo nhược chuyết”.

Dùng để chỉ những người thực sự khôn ngoan, không bộc lộ bản thân, bề ngoài tỏ ra vụng về.

Nguồn gốc xuất xứ: chương 45 Đạo Đức Kinh (Hồng Đức): “Đại trực nhược khuất, đại xảo nhược chuyết. Đại biện nhược nột”.

Tức là: Thẳng băng mà ngỡ như cong, tuyệt khéo mà như vụng về, có vẻ hùng biện mà làm ra ấp úng.

39. “Tri túc thường lạc”.

Biết bằng lòng thì luôn vui, mô tả sự hài lòng với những lợi ích và những trạng thái đạt được.

Nguồn gốc xuất xứ: chương 46 Đạo Đức Kinh (Kiệm dục): “Họa mạc đại ư tri túc. Cữu mạc đại ư dục đắc. Cố tri túc, thường túc hĩ”.

Tức là: Không họa nào lớn bằng không biết đủ. Không hại nào lớn bằng muốn được của. Cho nên biết cho mình là có đủ, thời luôn luôn đủ.

40. “Xuất sinh nhập tử”.

Ban đầu: Từ khi sinh ra đến khi chết đi.

Sau đó:Được mô tả việc mạo hiểm đến tính mạng và coi thường sự an toàn của bản thân mình.

Nguồn gốc xuất xứ: chương 50 Đạo Đức Kinh (Qúy sinh): “Xuất sinh nhập tử, sinh chi đồ thập hữu tam. Tử chi đồ thập hữu tam”.

Tức là: Đã bước vào cõi sinh tức là đã bước vào cõi chết. Có mười ba duyên cớ để sống, chết.

41. “Phúc ỷ họa phục” (Phúc họa tương y)

Có nghĩa là phúc và họa là nhân quả và nó chuyển hóa tương hỗ cho nhau.

Nguồn gốc xuất xứ: chương 58 Đạo Đức Kinh (Thuận hóa): “Họa hề phúc chi sở ỷ. Phúc hề họa chi sở phục”.

Tức là: Họa là nơi phúc tựa, họa là nơi phúc nấp.

42. “Thâm căn cố đế” (Căn thâm đế cố)

Khiến cho gốc gác được bền chắc, không dễ bị lung lay. Đây là phép ẩn dụ có một nền tảng vững chắc và không dễ bị lay động.

Nguồn gốc xuất xứ: chương 59 Đạo Đức Kinh (Thủ đạo): “Hữu quốc chi mẫu, khả dĩ trường cửu. Thị vị thâm căn cố đế, trường sinh cửu thị chi đạo”.

Tức là: Được căn cơ của trời đất nên có thể trường cửu. Thế cho nên gọi là ăn rễ sâu, mọc rễ chắc. Đó là đạo trường sinh cửu thị.

43. “Báo oán di đức” (Di đức báo oán)

Đừng hận người khác mà thay vào đó hãy yêu người ta nhiều hơn, báo ân bằng đức.

Nguồn gốc xuất xứ: chương 63 Đạo Đức Kinh (Tư thủy): “Đại tiểu, đa thiểu, báo oán dĩ đức”.

Tức là: Coi mọi sự đời lớn nhỏ, nhiều ít như nhau, lấy ân báo oán.

44. “Khinh nặc quả tín”.

Những người dễ dàng đồng ý với yêu cầu của người khác là những người hiếm khi là người giữ lời hứa.

Nguồn gốc xuất xứ: chương 63 Đạo Đức Kinh (Tư thủy): “Phù khinh nặc, tất quả tín. Đa dị tất đa năng”.

Tức là: Những kẻ hứa bừa bãi sẽ khó giữ lời hứa. Coi cái gì cũng dễ sẽ gặp nhiều cái khó.

45. “Đắc thốn tiến xích”.

Ban đầu: Được một tấc ngón tay mà tưởng một thước, được một tấc mà muốn một thước.

Sau đó: Ẩn dụ lòng tham không đáy, có nhỏ mà đòi có lớn, có voi đòi tiên.

Nguồn gốc xuất xứ: chương 69 Đạo Đức Kinh (Huyền dục): “Ngô bất cảm vy chủ, nhi vy khách. Bất cảm tiến thốn nhi thoái xích”.

Tức là: Thà làm khách hơn làm chủ. Chẳng dám tiến một tấc mà lui một thước.

46. “Ủy khúc cầu toàn”.

Miễn cưỡng cung cấp, miễn cưỡng hùa theo ý người khác để lấy lòng chỉ cầu để bảo toàn. Nó cũng có ý nghĩa là nhượng bộ vì lợi ích của tình hình chung.

Nguồn gốc xuất xứ: chương 22 Đạo Đức Kinh (Ích khiêm): “Khúc tắc toàn, cuồng tắc trực”.

Tức là: Cái gì khiếm khuyết thì làm, cho nên toàn vẹn.

47. “Bất đắc dĩ nhi vị chi”.

Không có cách nào khác ngoài việc làm điều này.

Nguồn gốc xuất xứ: chương 31 Đạo Đức Kinh (Yến vũ): “Binh giả bất tường chi khí, phi quân tử chi khí. Bất đắc dĩ nhi dụng chi. Điềm đạm vi thượng”.

Tức là: Binh đao là vật bất tường, quân tử chẳng nên dùng nó. Bất đắc dĩ mới phải dùng. Người quân tử ưa sống điềm đạm.

48. “Phú tại tri túc”.

Sau khi có của cải ta phải biết thỏa mãn, không nên tham lam vô độ.

Nguồn gốc xuất xứ: chương 33 Đạo Đức Kinh (Biện đức): “Tri túc phú giả, cường hành giả hữu trí”.

Tức là: Biết tri túc là giàu, cố gắng là người có trí.

49. “Tử tuy do sinh”.

Nó có nghĩa là mặc dù một người chết đi nhưng tinh thần của người đó là bất tử và người đó vẫn là hình mẫu lý tưởng. Cũng có nghĩa là trong lòng không có lo lắng, hối hận dù có chết đi nhưng vẫn như còn sống.

Nguồn gốc xuất xứ: chương 33 Đạo Đức Kinh (Biện đức): “Bất thấp kì sở giả cửu. Tử nhi bất vong giả thọ.”

Tức là: Không đánh mất điểm tựa sẽ là bền vững. Chết mà không hết thế là thọ.

50. “Đạo nhi vô vị”.

Các món ăn không có vị là do thiếu muối và thường được coi là nhạt nhẽo vô vị. Nó cũng được mô tả là nội dung, lời nói văn chương nhạt nhẽo không thú vị.

Nguồn gốc xuất xứ: chương 35 Đạo Đức Kinh (Nhân đức): “Đạo chi xuất khẩu. Đạo hồ kì vô vị”.

Tức là: Đạo ra khỏi miệng thời nhạt nhẽo như thể là vô vị

51. “Giục ích phản tổn”.

Đáng lẽ là có lợi mà hóa ra là có hại. Nó mô tả sự việc ngược lại với suy nghĩ ban đầu.

Nguồn gốc xuất xứ: chương 42 Đạo Đức Kinh (Đạo hóa): “Cố vật hoặc tổn chi nhi ích. Hoặc ích chi nhi tổn”.

Tức là: Như vậy sự đời bớt là thêm, thêm là bớt.

VƯƠNG LONG HOA- VIỆT NAM CHÍNH NHẤT QUÁN

Ý kiến bạn đọc
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet