GIỚI LUẬT CHỦ YẾU CỦA ĐẠO GIÁO 

Thứ sáu, 21/07/2023 08:00

GIỚI LUẬT CHỦ YẾU CỦA ĐẠO GIÁO 

I. Giới thiệu:

Giới luật chủ yếu của Đạo giáo và người phụng đạo chính là quy phạm về hành vi cử chỉ của người học đạo đối với giới luật, là 1 trong những đặc điểm để phân biệt giữa đạo sĩ với tục nhân. Đạo giáo thông qua quy phạm giới luật sẽ khiến cho người học đạo và người phụng đạo thông qua học tập có thể thay đổi những điều không tốt của mình, khiến cho thân tâm bản thân tự thanh tịnh, khiến cho tu hành tự trở lên tinh tiến và cuối cùng khiến cho bản thể của mình phù hợp với chính đạo.

Đạo giáo giới luật chủ yếu có giới văn, luật văn và thanh quy cung quán.

u28023102161339218689fm26gp0

1. Giới luật:

Đạo giáo từ khi sáng lập đã có chế định về giới luật. Khi Tổ Thiên Sư sáng lập ra Đạo giáo ngài đã chế định ra Tưởng Nhĩ Cửu Giới yêu cầu người học đạo phải làm được các điều như sau: “Hành vô vi, hành nhu nhược, hành thủ thư vật tiên động”, sau đó có Nữ Thanh Quỷ Luật đã bổ sung và phát triển thêm. Đến thời Ngụy Tấn, khi chỉnh lý Tam Động Đạo Kinh, giới luật kinh văn càng ngày càng nhiều hơn, và dần dần hình thành nên quy căn tích công Ngũ Giới, là giới luật căn bản, đơn giản hơn và không giống các giới luật truyền thống.

Từ khi nhập đạo đến khi tu đạo, các loại quy phạm đều vô cùng cụ thể và tường tận nó dần dần được hoàn thiện thông qua quá trình phát triển của lịch sử. Hiện nay trong Đạo Tạng, ba bộ Động Chân, Động Huyền, Động Thần đều có giới luật của 3 bộ. Các loại giới luật kinh văn nhiều vô số, do đó có thể thấy Đạo giáo đối với giới luật quy phạm vô cùng coi trọng.

Giới là giới hạn ước thúc của Đạo giáo đối với lời nói và việc làm của đạo sĩ, không chỉ ngăn ngừa ác tâm tà dục mà còn là quy giới của những điều ngang trái.

Giới thị, giới điều chủ yếu lấy mục đích đề phòng phạm giới.

Giới điều có nhiều và phức tạp, quy phạm có lỏng có nghiêm, phân chia thành 3 phẩm thượng trung hạ. Có đắc giới và không đắc giới. Có trai giới và pháp giới.

Trong Đạo giáo không cùng tông phái còn có những sai biệt khác nhau, như giới luật của Toàn Chân Đạo vốn giới luật nghiêm khắc và nhiều hơn, còn giới luật của Chính Nhất Đạo thì đơn giản ít ràng buộc, nhưng đều nhất quán lấy Quy Căn Tích Công Ngũ Giới làm quy phạm căn bản.

2. Luật văn:

Luật cũng là quy chế ước thúc của Đạo giáo với đạo sĩ về ngôn từ và hành động, không chỉ đề phòng ác tâm tà dục mà còn là luật văn của những điều ngang trái, sử dụng hình phạt như là một phương tiện khiến đạo sĩ trở nên tốt hơn. Luật văn được lập nên từ các căn cứ của giới điều thường hay gặp các luật văn như Huyền Đô Luật Văn, Nữ Thanh Luật Văn.

3. Thanh quy:

Thanh quy là những điều lệ dùng để sử phạt các đạo sĩ phạm giới luật trong Đạo giáo. Giới luật lấy sự khuyên bảo và giác ngộ trong sự việc làm chuẩn tắc cho hành vi, thanh quy lấy những quy định điều lệ để trừng phạt sau khi sự việc đã xảy ra. Thanh quy thông thường do các đạo quán tự quyết định, Bắc Kinh Bạch Vân Quán trong thanh quy có 23 điều, trong đó có quỳ hương, trục xuất, phạt đánh gậy...

Hiện nay về cơ bản không thể thực hành được đầy đủ các thanh quy.

Đạo giáo chế định giới luật là để cáo giới với đạo nhân lấy thanh tâm tu đạo, kiền thành luyện dưỡng khiến cho tinh khí thần của người tu đạo có thể chúng diệu quy nhân, cũng có thể kế thừa được truyền thống tốt đẹp của Đạo giáo và tinh thần tự tu hành của Đạo giáo, đề cao tư tưởng tự ta có thể tu hành.

II. Các giới luật chủ yếu 

1. Tam Quy Ngũ Giới:

Là giới luật cơ bản của giới luật Đạo Giáo, tam quy ngũ giới yêu cầu người mới nhập đạo ( xuất gia hoặc tại gia ) tất phải tuân theo, trong Sơ Chân Giới Luật có nói: người mới nhập Thái Thượng Chính Tông Pháp Môn không hỏi đạo tục tất trước tiên phải căn cứ theo Thái Thượng Kim Khoa Ngọc Luật, Tam Động Giới Văn cúng dường Đại Đạo tôn tượng, tiến biểu dâng lên Đô Thiên Củ Sát Vương Linh Quan Thiên Quân thỉnh cầu minh chứng, thụ tam quy y giới.

Nội dung chủ yếu của Tam Quy Y Giới là:

1. Đệ nhất quy y thân Thái Thượng Vô Cực Đại Đạo, vĩnh thoát luân hồi. Nên gọi là Đạo bảo.

2. Đệ nhị quy y thần Tam Thập Lục Bộ Tôn Kinh, đắc văn chính pháp. Nên gọi là Kinh bảo.

3. Đệ tam quy y Huyền Trung Đại Pháp Sư, bất lạc tà kiến. Nên gọi là Sư bảo.

Đạo giáo quy định: ngũ giới ở trời là ngũ vĩ, Thiên đạo mà mất giới thì xuất hiện tai dị; ở đất là ngũ nhạc, Địa đạo mà mất giới thì bách cốc không thành; ở số là ngũ hành, ngũ số mà mất giới thì thủy hỏa coi thường nhau, kim mộc làm thương tổn nhau; ở trị là ngũ đế, ngũ đế mất giới tức là phúc mỏng mà thân vong; ở người là ngũ tạng, ngũ tạng mất giới thì tính tình phát cuồng.

Ngũ giới chủ yếu là:

- Giới thứ nhất là: không được sát sinh.

- Giới thứ hai là: không được trộm cắp.

- Giới thứ ba là: không được tà dâm.

- Giới thứ bốn là: không được uống rượu.

- Giới thứ năm là: không được nói dối.

Đạo Tổ nói “Năm giới mất đi một tức là mệnh không thành. Kẻ không giết hại thì không có sát tâm. Kẻ không trộm cướp là kẻ không có tà niệm. Kẻ không uống rượu là kẻ không có bạo lực. Kẻ không nói dối là kẻ không để lộ sự cơ. Được như vậy là cũng thành đó”. Lại nói: “kẻ tín sỹ phải biết tôn kính, tại gia hoặc xuất gia, phụng trì ngũ giới cho đến hết mệnh thân, đến cuối cùng cũng không bị hủy phạm. Cần phải ngày đêm chăm chỉ tụng Đạo Đức Kinh cầu diệu nghĩa trong kinh, khổ hành tinh tiến, biết tha thứ và bố thí, xả thân cứu vật có thể thành chân, thành đạo, thành thánh.”

2. Đạo Giáo Chính Nhất Giới Luật:

0

Chính Nhất Phái chính là Ngũ Đẩu Mễ Đạo được sáng lập vào cuối thời Đông Hán hay còn gọi là Thiên Sư Đạo, Chính Nhất Minh Uy Đạo. Vào thời Nguyên niên hiệu Đại Đức thứ tám (1304) Nguyên Thành Tông phong Thiên Sư đời thứ 38 là Trương Dữ Tài làm Chính Nhất Giáo Chủ, thống lĩnh Tam Sơn Phù Lục, tức là Chính Nhất Phái thống nhất tất cả các tiêu chí phù lục của các phái. Lấy Lão Quân Tưởng Nhĩ Chú với Tam Hành Cửu Điều là “Đạo Xá Tôn Ti Đồng Khoa” tức là giới luật để cho các đạo chúng khi tu hành tất phải tuân thủ.

Lão Quân Tưởng Nhĩ Giới gồm: hành vô vi, hành nhu nhược, hành thủ thư, vật tiên động đó là thượng phẩm của tam hành; hành vô danh, hành thanh tĩnh, hành chư thiện là trung phẩm của tam hành; hành vô dục, hành tri chỉ túc, hành thôi nhượng là hạ phẩm của tam hành.

Trong Vân Cấp Thất Thiêm có nói: người có đầy đủ cửu hành là thần tiên, người có đầy đủ lục hành thì trường thọ, người có đầy đủ tam hành thì tăng niên thêm tuổi.

Lão Quân Nhị Thập Thất Giới được hình thành và phát triển từ Lão Quân Tưởng Nhĩ Giới. Giới văn phân thành thượng trung hạ tam phẩm:

Thượng phẩm là: chớ có vui vẻ thích thú với những việc xấu, chớ giận dữ, chớ làm hao tổn tinh khí, chớ làm thương tổn vương khí, chớ ăn uống máu tiết, chớ thấy thích thú trong mỹ vị, chớ yêu thích công danh, chớ quên đạo pháp, chớ làm thí động, chớ làm ngụy bỉ, chớ được giết hại và nói giết hại.

Trung phẩm là: chớ học tà văn, chớ tham cao vinh cưỡng cầu, chớ cầu danh dự, chớ để mắt mũi tai miệng mình bị mê hoặc thường phải nhún nhường khiêm tốn, chớ nên khinh thường làm việc cần phải tường tâm, chớ nên hoang mang hoảng hốt .

Hạ phẩm là: chớ lấy bần tiện mà cưỡng cầu phú quý, chớ làm các điều ác, chớ nên kiêng kỵ quá nhiều, chớ nên cúng bái quỷ thần, chớ nên cưỡng lương, chớ nên tự thị, chớ nên tranh luận trực tiếp với người khác phải lánh xa tranh luận, chớ tự xưng thánh danh, chớ vui vẻ khi có lạc binh.

Lão Quân Nhị Thập Thất Giới và Lão Quân Tưởng Nhĩ Giới tổng cộng có 36 giới gọi là Lão Quân Tam Thập Lục Giới.

3. Thập thiện:

1. Hiếu thuận phụ mẫu

2. Trung với vua, với thầy

3. Từ tâm với vạn vật

4. Tính tình nên nhẫn nại

5. Biết can ngăn khuyên bảo tránh làm điều ác

6. Cứu giúp người nghèo khổ

7. Phóng sinh, nuôi vật

8. Làm đường, xây nhà, làm giếng, trồng cây, dựng cầu

9. Trừ hại cho dân

10. Đọc Tam Bảo Kinh Luật, thường chuẩn bị các vật phẩm hương hoa cúng dường để dâng hiến tôn thần.

Đạo giáo nhận thấy rằng: thường hành thập thiện, thường được thiên nhân thiện thần giúp đỡ, mãi mãi không có tai ương, thu hoạch được phúc báo lâu dài.

Đạo giáo coi trọng giới điều, giới luật nếu thường xuyên trì tụng Tam Quy Ngũ Giới Thập Thiện hoặc Lão Quân Tưởng Nhĩ Giới, Lão Quân Tam Thập Lục Giới, Lão Quân Nhị Thập Thất Giới sẽ trở thành người tinh tiến vô ngu, ích toán diên linh, thiên thần hộ hựu, mãi mãi thoát khỏi cái khổ của ngũ hình, đời đời không bị mất đi nhân thân.

4. Cửu Chân Giới: còn gọi là Cửu chân diệu giới  là giới luật dành áp dụng cho vong linh. Giới này do chính Cửu Thiên Đế Quân truyền dạy, những ai áp dụng tuân theo thì được thăng cửu thiên, nếu khinh nhờn thì bị xuống cửu địa (địa ngục) .

•Trong Đạo pháp hội nguyên nói: Cửu chân diệu giới, truyền dạy vong linh, một lòng trì giới, diệu đạo ắt thành.

•Trong Bắc Đế Phục Ma Thần Chú Diệu Kinh quyển sáu viết về nội dung giới này là:

-1 là kính trọng hiếu dưỡng cha mẹ.

-2 là trung tín, siêng năng phục vụ vua .

-3 là không giết hại, một lòng cứu giúp chúng sinh.

-4 là không tà dâm, gìn giữ hạnh tốt, nết na đoan chính.

 

-5 là không trộm cắp, hay giúp đỡ người.

-6 là không nóng giận, chửi mắng người .

-7 là không dối gạt, dèm siểm người, làm mất tình người.

-8 là không tự cao, ngạo mạn khinh người.

-9 là một lòng nghiêm trì giới luật, không lơ là vi phạm.

•Trong Vô Thượng Huyền Nguyên Tam Thiên Ngọc Đường Đại Pháp nói: Người thọ trì Cửu chân diệu giới được xa lìa mọi khổ ách, sống lâu khỏe mạnh. Tại đời này, được hưởng phúc báo, tuổi thọ dài lâu, khi mãn số lâm chung, khỏi rơi đọa vào luân hồi khổ sở, mà trực thượng đăng thiên.

5. Giới luật Toàn Chân:

0_1
 

5.1. Sơ Chân Giới: là khuôn vàng thước ngọc dành cho những người mới vào đạo tu trì.

•Sơ Chân Giới gồm có : ngũ giới, bát giới, thập giới và Nữ chân cửu giới. Ý nghĩa của giới này là từng bước phát triển đạo tâm, hoằng đạo lập đức. Sơ chân giới cốt giữ cho mười điều ác không sinh ra, lấy giới luật làm thầy,  thanh tĩnh vô vi, một lòng tu đạo, bỏ lòng phàm trở nên thánh đức.

•Ngài Vương Thường Nguyệt đời Thanh viết Sơ Chân Giới Luật dạy cho người mới vào đạo trước tiên là thọ tam quy giới gồm:

- Đạo Bảo: quy y phần Thân, tôn kính Thái Thượng , đại đạo vô cực, ra khỏi luân hồi.

- Kinh Bảo:quy y phần Thần, ba mươi sáu bộ Tôn Kinh, được nghe chính pháp.

- Sư Bảo: quy y phần Mệnh, học đại pháp huyền môn, không rơi lạc vào tà kiến.

Sau đây là các giới thuộc về Sơ Chân :

Sơ Chân Ngũ Giới:là căn bản của giới Sơ Chân, là cửa vào đạo, phương tiện tốt để thanh lọc tâm thức, giúp người thoát khỏi trần tục, cho nên, người muốn đi vào pháp môn tu đạo, cần phải nắm vững và thực hành tốt.

•Năm giới gồm:

1 là không sát sinh hại vật.

2 là không đam mê rượu thịt.

3 là không nói lời dối trá, không thật với lòng.

4 là không gian tham trộm cướp.

5 là không tà dâm.

•Sau đây là các giới thuộc về Sơ Chân :

•Sơ Chân Ngũ Giới:là căn bản của giới Sơ Chân, là cửa vào đạo, phương tiện tốt để thanh lọc tâm thức, giúp người thoát khỏi trần tục, cho nên, người muốn đi vào pháp môn tu đạo, cần phải nắm vững và thực hành tốt.

•Năm giới gồm:

1 là không sát sinh hại vật.

2 là không đam mê rượu thịt.

3 là không nói lời dối trá, không thật với lòng.

4 là không gian tham trộm cướp.

5 là không tà dâm.

•Sơ Chân Thập Giới :

Sau thời gian thọ trì ngũ giới, thân tâm đã chân chính, tạp niệm vọng tưởng bớt dậy khởi, người tu nâng lên việc thọ trì Sơ Chân Thập Giới. Gồm có:

1 là không bất trung bất hiếu, bất nhân bất tín, làm hết sức mình trọn đạo vua tôi, tôn trọng muôn vật.

2 là không âm mưu hại người, chiếm vật làm lợi cho bản thân, mà trái lại phải thi hành âm đức sâu dầy, cứu giúp chúng sinh rộng rãi.

3 là không được sát hại sinh linh, để phục vụ cho vị ngon thức béo, mà trái lại phải thương yêu muôn vật, phóng sinh cứu mạng, kể cả côn trùng nhỏ bé.

4 là không được dâm tà bại hoại luân lý, tổn hao linh khí, gìn giữ nết na đoan chính, đức hạnh trọn vẹn.

5 là không dùng cách làm tổn hại người để lợi cho mình, không chia rẽ cốt nhục, luôn lấy tình cảm hòa ái thương yêu người, vật, xử sự tốt đẹp trong thân tộc gần xa.

6 là không ém tài người giỏi, nói xấu người hiền, hạ nhục người khác để tự nâng cao mình lên, mến trọng nhân tài, giúp sức và tạo điều kiện tốt để họ phát huy.

7 là không được  rượu  thịt say sưa, phung phí tiền của, mà phải sống cuộc sống thanh đạm, có chừng mực, giao du với người lành bạn tốt.

8 là không tham lam bỏn xẻn, vơ vét tiền của làm tài sản riêng tư, bo bo giữ của không bố thí, mà phải siêng năng cần mẫn, tiết kiệm để có điều kiện trợ giúp người khác.

9 là không giao thiệp với kẻ ác, làm những việc trái pháp luật để kiếm tiền bất hợp pháp.

10 là gìn giữ tư cách đứng đắn, ăn uống, nói năng chừng mực, không hành động, cử chỉ thô tháo, kém tư cách, phi đạo đức.

•Mười giới này là  do Hư Hoàng Thiên Tôn truyền dạy. Người giữ được  trọn, thiên thần bảo hộ, tiến tu đến chỗ giải thoát.

•Thập giới chú trọng về đạo đức, lối sống, cách cư xử, giao tiếp, hành sự tốt đẹp… nghĩa là bao gồm các yếu tố:  trung, hiếu, giúp đời, rèn mình, tiết kiệm, làm lợi cho người … nói chung là rèn luyện cho tín đồ phẩm chất đạo đức thanh cao, làm tiền đề cho việc tu đạo thanh tĩnh vô vi, đăng tiên thoát hóa về sau.

•Đạo giáo hết sức quan tâm đến việc rộng cứu quần sinh, dè dặt tu thân, luôn cẩn thận soi xét, quán chiếu hành động bản thân, lấy sự thương người làm việc lành, đề cao việc làm đạo đức âm thầm (âm đức), hoàn thành phần đạo làm người một cách tốt đẹp để có điều kiện nâng cao thêm việc tu hành giải thoát.

•Những điều quan trọng trong việc gìn giữ Thập giới là:

•Về phương diện tài vật: phải biết rõ việc giàu nghèo là do phúc đức, được giàu không kiêu căng, gặp cảnh nghèo không oán trách, an phận, siêng năng làm hết khả năng mình, không chán nản, không bi quan hờn trách. Những của cải phi nghĩa không lưu giữ, những người phi nhân không giao tiếp. Biết làm ra tiền của một cách chân chính, biết dùng tiền của bố thí, giúp đỡ người nghèo khó, chứ không bo bo ích kỷ.

•Về phương diện tu dưỡng thân tâm: gìn giữ tính hạnh tốt, bảo vệ luân thường đạo đức, làm nền tảng cho việc nâng cấp tu hành đạo thanh tĩnh vô vi về sau.

•Xây dựng được nền tảng đạo đức Thập giới Sơ Chân này là nền móng vững vàng cho việc tu hành lên cao, nói chung, người tu hành bậc thấp, cao đều phải giữ.

• Nữ Chân Cửu Giới:

Ở phần sau của Sơ Chân Giới, Ngài Vương Thường Nguyệt có đưa thêm phần Nữ Chân Cửu Giới áp dụng cho các vị đạo cô thụ trì tu học.

Chín giới gồm:

1 là hiếu kính nhu hòa, cẩn thận lời ăn tiếng nói, không ghen ghét người khác.

2 là giữ thân trinh khiết, không suy tư nhớ nghĩ điều tà dục.

3 là thương yêu người vật, không sát sinh hại vật.

4 là lễ bái tụng kinh nghiêm chỉnh, không bê tha trễ nải.

5 là phục sức đơn giản, kín đáo, tránh lòe loẹt kiểu cọ, không đeo đồ trang sức.

6 là luôn giữ tính tình vui vẻ hòa nhã, không gây sự, không phiền não.

7 là không được tham gia vào Trai Hội.

8 là không được ngược đãi kẻ ăn người ở, kẻ dưới quyền mình.

9 là không gian tham trộm cắp tài vật người khác dù lớn nhỏ ít nhiều.

•Kinh điển Đạo gia cho rằng, những người gìn giữ những giới luật nêu trên, không bị rơi vào địa ngục, được tái sinh vào những nhà giàu có, lương thiện, là điều kiện thúc đẩy sự tiến bộ  trong việc tu hành bậc cao, phi thăng tiên cảnh, dự vào sổ bộ chư Tiên.

5.2. Trung Cực Đại Giới:Đại giới này là do Nguyên Thủy Thiên Vương truyền cho Thái Thượng Cao Thánh Đạo Quân, kế truyền cho Thái Vi Thiên Đế và Thái Cực Cao Tiên.

•Giới này gồm ba trăm điều, gọi là 300 Đại giới Trung Cực. Nội dung của giới này rất vi tế, từ lời nói, cử chỉ… cho đến việc truyền thụ đệ tử, đều có ghi rõ. Đây là giới luật hoàn chỉnh nhất của Đạo gia. Nhưng đến nay, tình thế xã hội đã biến cải, có những giới không còn phù hợp với thời đại, cần phải linh động ứng xử mà thôi.

•Theo luật định, người nào thọ giới sơ chân đã lâu mà không bị phạm giới luật nào, được nâng cấp lên để thọ giới Trung cực.

5.3.Thiên Tiên Đại Giới: là giới luật hoàn chỉnh cho tam đàn viên mãn, tức là sau khi đã thụ Sơ chân giới, Trung cực giới, không bị phạm điều luật nào thì được thụ Thiên Tiên Đại Giới này.

•Sơ Chân giới, Trung Cực giới, Thiên Tiên Đại giới gọi chung là Tam Đàn Viên Mãn Thiên Tiên Đại Giới. Trình tự tu hành như sau:

•Thụ Sơ chân giới gọi là Kinh Sư.

•Thụ Trung Cực giới gọi là Diệu Đức Sư.

•Thụ Thiên Tiên giới gọi là Diệu Đạo Sư.

Vương Long Hoa- Việt Nam Chính Nhất Quán

Ý kiến bạn đọc
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet